TRÍ NHỚ, SÁNG TẠO VÀ HƠN THẾ NỮA. PHẦN III

HÀNH TRÌNH CỦA KÝ ỨC VÀ SÁNG TẠO

Tóm lại, chúng ta tạm có các kết luận sau :

A/. Không thể ép não làm việc quá sức mà không có phương pháp cung cấp đủ máu cho nó hoạt động trong điều kiện mới. Đó là tự sát.

B/. Không phải là không có cách tăng cường năng lực của não người, vì ta chỉ mới dùng hơn 300 triệu trong 14 tỷ tế bào thần kinh ở màng não. Tuy nhiên đó không phải là những thứ tự phát như bàn luận trên kia.

C/. Nói chung là không được đùa với não, cần phải biết có hệ thống về nó để. . . không dám đùa dai.

Một bạn trẻ kể trải nghiệm kinh hòang như sau :

“Hic, chưa hiểu gì hết về họat động cũa não bộ mà đã dám xúi người ta này nọ, bạn cuong_vsc liều ghê thật”.
Không ít người “sống dở chết dở” vì cái vụ rèn luyện kiểu “I Tờ” này. Nói có chứng cứ : anh Nguyễn Đình Tùng, gốc Thụy Khuê, Hà Nội, tập tành theo cái kiểu “ép uổng” tự phát đó mà bỗng dưng liệt cả nửa người.
Không phải là không có người đạt đến trí nhớ khá ấn tượng bằng phương thức tự phát như cuong_vsc, nhưng không phải là ai cũng được. Thể tạng, thể trạng và bẩm sinh não bộ có những yêu cầu và phương thức vận động riêng có ở mỗi người. Liên hệ anh Sơn ở Cầu Gíấy, Yahoo nick : letheson_5981 để hiểu rõ hơn. (Wambua chưa được phép của bạn Tùng).
Mong là chúng ta chớ thêm người nghe xui dại để mắc các dị chứng đau lòng đó.

Hầu như mọi kiểu “luyện trí nhớ” một cách kinh nghiệm và đầy bất trắc đó, đều dựa trên vận động có tính giải thuật. Nó có thể làm tăng chút đỉnh hiệu quả chỗ này, nhưng làm bế tắc chỗ khác của não bộ. Điều này giải thích nguyên nhân vì sao có sự “đãng trí bác học” đến mức kỳ dị.

Xem tổng lưu lượng máu não mang năng lượng để não hoạt động, là một chiếc bánh, thì chức năng này tăng lên – đồng nghĩa với chiếm phần lớn hơn trong chiếc bánh – thì hầu như tức khắc, phần năng – lượng – bánh cho chức năng khác bị co lại.

Phần nào phải co lại thì cho đến hiện nay nhân loại chưa có khả năng biết.

Brain Gym, dù sao cũng có chút ít cơ sở Y – sinh học : tác động đến “phần cứng” của não. Còn việc anh ta mang đến cho chúng ta cái gì, lợi hại như thế nào thì các bạn tự nghiên cứu vậy. Tài liệu tiếng Anh về Brain Gym rất nhiều . . .

Về ký ức thì ký ức thính giác, ký ức thị giác, ký ức giao tiếp – tiếp xúc, ký ức logic, ký ức động v.v… đã được nghiên cứu khá kỹ, và không phải là cái gì mới mẻ. Hàng ngàn năm trước, người ta đã dựng ra một hệ thống luyện tập rất tinh kỳ với hiệu quả không thể tưởng tượng được, tính khoa học còn cao hơn cả nhân loại hiện đại.

TRÍ NHỚ RỜI RẠC LÀ BẢN CHẤT CỦA KÝ ỨC (Randon Access Memory)

Trong khi người ta tìm mọi cách để liên kết các dữ kiện rời rac lại, móc vào nó những liên hệ quái đản CHO DỄ NHỚ thì chúng ta quên hẳn rằng trí nhớ rời rạc mới là căn bản và bền vững. Ví dụ rất giản đơn là khi học bản cửu chương, ai cũng học từ “hai nhân một là hai; hai nhân hai là bốn …” một cách tuần tự. Nhưng càng về sau, thầy giào vẫn kiểm tra bằng cáh bất thần hỏi : “sáu nhân năm ?”, trò trả lới “ba mươi”
Điều đó nghĩa là trí nhớ “liên hệ” đã trở thành trí nhớ rời rac, và nó là yêu cầu căn bản chứ không phải cái bản cửu chương kia. Đối diện với câu hỏi : “sáu nhân năm ?” mà phải lần mò từ “sáu nhân một, sáu nhân hai …” là bị quát vì không đạt.
Một thiền ngôn Ấn Độ cổ có ghi :
लोगोंकेरूपमेंलोगोंकोयाद (Lōgōṁ kē rūpa mēṁ lōgōṁ kō yāda )
इसलिएनहींकिउनकेरिश्तेकी (isali’ē nahīṁ ki unakē riśtē kī)
dịch Hán Việt :
“hoài nhân vi nhân (nhớ người vì bản thân người ấy)
bất vị thiên địa tập” (không phải vì quan hệ của họ với đất trời)
Chứng tỏ từ ngàn xưa, cổ nhân cũng đã biết rất rõ giá trị của trí nhớ rời rạc, thậm chí họ còn RỜI RẠC HÓA CÁC KÝ ỨC HỆ THỐNG để đi đến với CHÂN KÝ ỨC.

THƯƠNG SỐ TRÍ NĂNG.

Để đo lường tiềm năng và mức độ của họat động não thì gần như nhân loại … bó tay. Tâm não điện đồ cũng chỉ nêu ra vận động và một phần nhỏ bệnh lý của não. Còn các phép thử IQ, EQ v.v… chỉ là những tham khảo có tính tương đối, đôi lúc có kết luận nực cười kiểi : “em bé 5 tuổi thông minh hơn A. Einstein” (!!!).

Từ xưa, con người đã biết đến tương quan giữa trọng lượng bộ não với cơ thể, nhưng nhận thức đó không thành hệ thông cho đến bây giờ. Nhưng ngạc nhiên thay là nó được phát biểu thành THƯƠNG SỐ TRÍ NĂNG cách nay … hơn 2500 năm.

Thương số trí năng là tỷ lệ về trọng lượng giữa não bộ với trọng lượng cơ thể.

Nếu xét theo thương số trí năng thì rõ ràng nhân loại là loài cao nhất, tiếp đến là cá heo, tinh tinh Gozzilla, cá nhà táng ….. rồi đến các loài khác. Điều này gần như chính xác với thực chứng khoa học hiện đại.

Một phán đóan có tính loại suy là cùng ở một con người, với bộ não bình thường, dưỡng chất đầy đủ, thì anh ta sẽ thông minh hơn khi trọng lượng cơ thể anh ta bé hơn. Có lẽ các cách “khổ hạnh” của các nhà tu cổ đại (bớt ăn bớt uống, tiết kiệm vận động, giảm cân có phương pháp ….) và phong trào giảm cân của con người hiện đại có mối liên quan mật thiết với nhân thức này.

(còn nữa)

WambuaKim

TRÍ NHỚ, SÁNG TẠO VÀ HƠN THẾ NỮA. Phần II

CƠ CHẾ SINH HỌC NÃO NGƯỜI
Về trí nhớ và các phương pháp tăng cường trí nhớ, chúng tôi đã “đụng chạm” rất nhiều trong hơn 45 năm trời. . . đi học. Nhiều bạn bè đã trở thành người… dở hơi sau khi áp dụng hàng loạt cách tăng cường trí nhớ kiểu tự phát.

Và xin có nhận xét chung về những “phương pháp” kiểu tự phát đó là hết sức nguy hiểm. Xin cung cấp cho các bạn cơ chế Cơ – Sinh học Não người để các bạn rộng bề tham chiếu.

1/. Cơ cấu bộ não thì chúng ta chả còn lạ gì vì chán vạn thông tin đến với ta như thác lũ. Có thể tóm gọn như sau :

– Hơn 3 triệu năm trước, với cấu trúc não người Pitecantrop, chúng ta có khoảng 1 tỷ tế bào thần kinh não, là cơ sở cho trí thông minh của con người xuất hiện.

– 450.000 năm trước, ở người Neanderthall và sau đó là người Cromagnon, để thoả mãn sự phát triển của ngôn ngữ và công cụ mà số tế bào thần kinh ở đấy đã là hơn 3 tỷ, trong khi thể tích hộp sọ chỉ tăng lên 1,25 lần. Do thiếu không gian để màng não bành trướng mà màng não phải “nhăn” lại thành một số nếp gấp (diện tích màng não tăng nhanh hơn diện tích thành trong của hộp sọ thì phải “vò nhăn” màng não để thoả mãn nhu cầu không gian).

– Thời kỳ đầu của người hiện đại – Homo Sapien Sapien cách nay hơn 300.000 năm thì số tế bào thần kinh não đã là 7 tỷ và hiện nay là 14 tỷ tế bào thần kinh. Do đó mà các nếp nhăn trên màng não càng sâu hơn để tạo thành các thuỳ não với cơ cấu và phương thức truyền thông tin cực kỳ phức tạp. Trong khi đó thì thể tích hộp sọ chỉ tăng lên có. . . 2,20 lần, và tổng lượng máu cung cấp cho não / đơn vị thời gian chỉ tăng 1,8 lần từ người tiền sử tới người hiện đại.

Chúng ta chỉ sử dụng khoảng hơn 300 triệu tế bào thần kinh cho tất cả các hoạt động ăn, ngủ, sinh tồn và học tập cũng như làm việc…

2/. Trong quá trình tiến hoá của các thể tồn tại trên mặt địa cầu, chưa hế có một sinh vật nào có mức độ tiến triển về cơ chế điều khiển – thần kinh nhanh như con người. Chú ý rằng, vì cơ sở sinh sản của con người – khung xương chậu và cơ quan sinh dục ngoài của phụ nữ không tăng lên đáng kể trong 250.000 năm so với tăng hơn 2 lần của hộp sọ thai nhi, mà cuộc sinh nở của người Mẹ mới phải chịu sự chèn ép cơ học và đau đớn đến thế.

3/. Số lượng tế bào thần kinh tăng gấp hơn 10 lần từ Pitecantrop đến Homo Sapien- Sapien, trong khi lượng máu cung cấp lên não chỉ tăng có 1,8 lần. Điều này làm cho hoạt động trí năng của con người không tăng tương xứng. Hoạt động của não càng phức tạp thì khả năng và vùng hoạt động cũng như độ nhạy của nó càng thu hẹp.

Hình minh hoạ thuyết Cơ Học Não – Von Neumann.

Ghi chú giữa bài :

– Với hơn 10 liên kết thần kinh phức tạp của mỗi tế bào thần kinh thì chỉ 300 triệu tế bào thần kinh đã so sánh với khoảng 3 x 10 (mũ 90) transistors. Con số này làm kinh hoàng mọi nhà nghiên cứu bộ não nhân tạo.

– Qua 3 phân tích trên, ta thấy rõ là việc sử dụng bộ não không khác gì sử dụng một chiếc máy cả. Nghĩa là càng ép nó hoạt động nhanh vượt mức cung cấp năng lượng (máu lên não) thì não người cũng như máy móc đều có nguy cơ hỏng hóc nhanh hơn, làm việc kém tin cậy hơn. Máy thì còn sửa chữa hay thay thế linh kiện giản đơn, còn não người thì… không đùa được – chết chắc.

– Một số người đã ép bộ não tội nghiệp và hạn hẹp khả năng của mình làm việc quá sức để rồi một ngày nào đó trở thành… dở hơi, nói lảm nhảm và lang thang đây đó. Mọi tinh anh đều mất hết. Vì sao vậy ?

Điều này là do lượng chất thải sinh học của não không được vận chuyển đi khỏi não, tích tụ lại và gây bại (một vùng) não, thậm chí hoại thư một vài thành phần não bộ.

4/. Những bộ não có trí nhớ và khả năng sáng tạo thiên tài đều có những cơ chế – cơ địa đặc biệt hoặc một chế độ luyện tập đặc hiệu. Vì lý do đó mà lượng máu đưa lên não của họ cao hơn hẳn người thường, do đó mà các chất độc trong não (do quá trình đồng hoá – dị hoá sinh học để lại) được tải đi nhanh hơn, năng lực hoạt động của não tăng và vận động cơ học – sinh học não hoàn hảo hơn. Quá trình đưa độc chất khỏi não cần một hoạt động tích cực gọi là nghỉ não – lãng quên và hoàn tác ở một kiểu cách và phương thức mới.

(Còn tiếp)

Wambuakim

TRÍ NHỚ, SÁNG TẠO VÀ HƠN THẾ NỮA. Phần I

(Memory, creative and more)

CÁC CÁCH GHI NHỚ TỰ PHÁT CÓ DẪN ĐẾN SÁNG TẠO ?
Ý tưởng luôn luôn là tiền đề của sáng tạo. “…Trong số các nguyên lý chung của việc tạo ra ý tưởng, theo Young có hai nguyên lý quan trọng.
– Nguyên lý đầu tiên có thể thấy rõ trong phát biểu của Pareto: đó là, một ý tưởng đơn giản chỉ là một tổ hợp mới của các yếu tố cũ (đã biết).
– Nguyên lý thứ hai là khả năng tập hợp các yếu tố cũ (đã biết) thành một tổ hợp mới phụ thuộc chủ yếu vào năng lực nhận biết các mối quan hệ….”
Vì vậy TRÍ NHỚ chắc chắn là rất quan trọng cho việc tạo ra Ý tưởng, khâu quan trọng nhất trong chuỗi hành trình sáng tạo.
(theo ý kiến của cuong_vsc)
Một số các phương pháp rèn luyện trí nhớ được cổ xúy, “thu xếp” để bộ não làm việc hợp lý hơn, “nhồi nhét” được lượng thông tin nhiều hơn, bền hơn trong một thời gian ngắn hơn. Đó toàn là những “thủ pháp” vặt vãnh, nhỏ nhặt và không cơ bản. Ví dụ như để nhớ cụm mẫu tự ATWUXVTSCK có phần cấc cớ thì moi ra cách đặt câu … kỳ kỳ trong một liên đới hỗn mang : “Anh Tôi Wa’ Ư Xấu Và Thích Sờ Con Kiến” chẳng hạn.
Hoặc là nhớ một chuỗi cac thừ “hầm bà dằng” như phải nhớ 1 dãy danh sách những đồ cần mua: “Chả, trứng, lịch, pho mát, tờ báo, phi lê gà, sốt cà chua, một ổ bánh mì Pháp, rau dền, sữa chua, nước rửa chén” thì làm thế nào ?
Thế là bày ra một câu chuyện không đầu không đũa và có phần phi lý để liên kết nó. Ví dụ “….Hãy tượng tưởng bạn đang trên một cuộc hành trình và dọc đường ai đó ném một mẫu chả và một cái trứng vào bạn. Bạn phải lau chùi chúng bằng một tấm lịch (bây giờ nghe có vẻ hài hước). Trong khi bạn đang làm việc này, bạn nhận ra rằng tấm lịch này được làm bằng pho mát.
Vì bạn cảm thấy đói bụng, bạn quyết định ăn pho mát với tờ báo. Bạn vẫn cảm thấy đói bụng và quyết định ăn một miếng phi lê gà lớn với sốt cà chua. Khi bạn đang làm như vậy, ai đó sử dụng một ổ bánh mì Pháp và đánh bạn vào đầu. Bạn quay lại và thấy Popeye người Thủy thủ cầm ổ bánh mì Pháp và anh ta ăn rau dền. Bạn mời anh ta ăn sữa chua mà có mùi giống như nước rửa chén….”
Những kiểu cách kỳ quái hơn nữa cũng được đặt ra một cách tùy ý và tự phát, chỉ nhằm liên kết những cái đáng phải rời rạc.
Một bạn than :” trước đây mình đi học ở trung tâm Tâm Việt ( Đội Cấn , Ba Đình , Hà Nội ) , khoá học ” Tư Duy Sáng Tạo ” , bài học về trí nhớ của tụi mình cũng chỉ dạy những tiểu xảo để ghi nhớ , trong đó có các cách như cuong_vsc đã đưa ra. Bọn mình cứ loay hoay với những tiểu xảo ghi nhớ ấy , một thời gian ngắn sau thì… quên béng hết”.
(theo trang_IAm)
Nói tóm lại, những cách ghi nhớ kiểu đó không có lối nào thông vào lâu đài sáng tạo. Chúng vô bổ mà lại thêm phần nguy hiểm khi bản thần nó (cach ghi nhớ) cũng bị quên cùng một loạt dữ liệu khác có trong chủ thể trước đó.

(Còn nữa)

Wambuakim