TIẾN TRÌNH ĐA GIỚI CỦA VŨ TRỤ – VŨ TRỤ ĐA GIỚI TUẦN HOÀN

VŨ TRỤ ĐA GIỚI TUẦN HOÀN.

Xin nhắc lại, theo mô hình Big Bang thì khởi thủy của vũ trụ là không có gì hết, nghĩa là không có cả không gian và thời gian, chỉ có một khối lượng và tổng năng lượng cực hạn (các nhà vũ trụ học gọi nó là điểm Singularity) lớn đến nỗi bây giờ vẫn chưa thể đo đạc chính xác được.

1/. Khối lượng của vũ trụ:

Gần đây, thiên văn học phát hiện chớp sóng vô tuyến đến từ những nơi xa xôi, mang tên Fast Radio Bursts (FRB). Chúng chỉ kéo dài khoảng một miligiây và số chớp sóng được ghi nhận mới ở con số 16. Thông qua chớp sóng vô tuyến, có thể tính toán lượng vật chất mà chúng đi xuyên qua, từ đó tìm ra khối lượng của vũ trụ.

Vào ngày 18/4/2015, một chớp sóng được kính viễn vọng vô tuyến Parkes khẩu độ 64m ở Australia ghi lại. Trong vòng vài giờ sau khi tin tức lan truyền, một số kính viễn vọng khác cũng tìm kiếm tín hiệu. Kính viễn vọng Australian Telescope Compact Array xác định được vị trí của chớp sóng. Đồng thời, kính viễn vọng quang học Subaru khẩu độ 8,2m ở Đài thiên văn Quốc gia Nhật Bản cũng phát hiện chớp sóng đến từ một thiên hà cách Trái Đất 6 tỷ năm ánh sáng, theo The Guardian.

Đây là lần đầu tiên nguồn gốc cũng như khoảng cách di chuyển của FRB được đo đạc.

Theo một số tính toán nội suy chưa chính xác, tạm tính tổng khối lượng vũ trụ vào khoảng 1,393 x 10^1153 (+/- 35%) tỷ tấn. Những đo đạc, tính toán và các công cụ khoa học mạnh khác sẽ được phát minh và cho kết quả chính xác hơn trong tương lai không xa.

2/. Các chiều không gian:

Khởi đầu của Big Bang (được ký hiệu là Bo), là Singularity kích thước bằng không (0), nên chưa có không gian + chưa có các chiều + các thước đo lượng tử + các luật vận động và chuyển hóa.

Bo giãn nở. Rất nhiều các chiều không gian trải rộng đẳng hướng về tất cả mọi phía, vùng không gian gọi là Vũ trụ đột ngột hình thành. Mô hình vũ trụ mảng, vũ trụ mảng và vũ trụ bong bóng xuất hiện. Vật chất và năng lượng “dưới kỳ dị” tỏa ra trong không gian theo các mảng, màng và bong bóng tạo thành các “kiểu” vũ trụ cùng tồn tại với tốc độ nhanh hơn cả vận tốc ánh sáng. Vũ trụ nguội bớt, tốc độ giãn nở chậm dần làm một số chiều không gian co lại (chỉ còn 11 chiều không gian và 1 chiều thời gian ghi nhận được hiện nay) và bắt đầu pha lạm phát ở khoảng t= 1 x 10^-43s.

Trong một mảng (màng hay bong bóng) vũ trụ, nơi có chúng ta đang tồn tại hiện nay, nguội nhanh hơn “một chút” vì lý do nào đó (chưa được nghiên cứu) mà có 7 chiều không gian co lại thành hằng điểm lượng tử (đủ nhỏ đến mức chúng ta chưa có điều kiện kỹ thuật để ghi nhận và quan sát), chỉ còn lại 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian (mở sẵn từ khi khởi đầu Big Bang), tồn tại và xác lập tương tác lực với 4 lực cổ điển (là Lực hấp dẫn + Lức điện từ + Lực tương tác mạnh + Lực tương tác yếu) và 2 lực nhận thức (là Lực siêu hạn / lực thứ 5 và Lực chân không lượng tử / lực thứ 6, mới được phát biểu trong năm 2018 này).

3/. Vũ trụ giãn nở mà không co lại:

Vũ trụ với không – thời gian 4 chiều lẽ ra phải giãn nở chậm dần đến khi dừng rồi co lại cho đến kích thước của Bo, nhưng tương quan sáng/tối của vật chất (vật chất và vật chất tối) lại thúc đẩy vũ trụ giãn nở với gia tốc Hubble ~ 464 km/s/Mpc.

Vũ trụ sẽ giãn nở đến khi vật chất ở “rìa vũ trụ đạt (và vượt) tốc độ ánh sáng chỉ trong khỏang thới gian hơn 130 tỷ năm tới mà không kịp “dừng” (cần khỏang 2000 tỷ năm để dừng).

Đứng trên giác độ siêu vĩ mô thì vũ trụ là Siêu Giãn (không có trạng thái dừng).

Như vậy, xuất hiện nan đề : Vũ trụ giãn đến đâu ? Hay là vũ trụ giãn đến mức độ chỉ còn là những nguyên tử rời rạc, càng ngày càng cách xa trong không gian, chỉ để lại không – thời gian trống rỗng?

4/. Vũ trụ “co” tương đối tính:

Như đã phân tích ở các phần trên, vật chất đạt đến tốc độ ánh sáng hình thành Rìa Vũ Trụ. Nơi đó thời gian t = 0, các chiều không gian còn lại đều “co rút” trở về hằng điểm lượng tử. Nghĩa là ở đó vũ trụ S = Bo = 0. Cơ sở tính toán của xác lập này là các công thức của thuyết Einstein mở rộng :

a/, L = [(căn) 1 – {v(bình phương) / c (bình phương)}] / Lo

b/. T = [(căn) 1 – {v(bình phương) / c (bình phương)}] / To

trong (a) và (b) thì tử số bằng không khi v (tốc độ vật chất) tiến đến c (tốc độ ánh sáng). Lúc đó L (thước đo không gian) và T (thời gian) bằng không (0). Tổng khối lượng M và Tổng năng lượng P đều không đổi và vẫn là con số khổng lồ.

Nói khác đi, rìa vũ trụ chính là “điểm kỳ dị” Singularity. Nói theo lý tính thông thường thì vũ trụ đã “co” tương đối tình về hằng điểm lượng tử Bo.

Điều kỳ dị nào đã diễn ra?

5/. Mô hình đa giới của vũ trụ:

Chúng ta dựng giản hình trực quan để hiểu hơn về vũ trụ đa giới (xem hình ảnh kèm theo).

a/. Ở điểm Big Bang bắt đầu, vũ trụ là Bo Singularity, không gian và thời gian chưa tồn tại nên không có bất cứ định luật nào được xác lập. Năng lực của vũ trụ là không có giới hạn.

b/. Vũ trụ giãn nở, các chiều không gian mở ra đẳng hướng, các thế giới mở ra, trong mỗi thế giới có một số chiều mở ra, những chiều kia vẫn khép thành hằng điểm, trong đó có thế giới chúng ta (và chúng ta chỉ quan sát thế giới này). Các định luật xuất hiện, qui chiếu và giới hạn các vận động của nó (đa giới vật lý).

c/. Sau gần 14 tỷ năm, chúng ta tồn tại trong giản hình không – thời gian này với mọi định luật, lực và thuộc tính vật lý.

d/. Sau 108 tỷ năm, vật chất ở pha đầu tiên của giãn nở hình thành vũ trụ mà ta gọi là Big Bang sẽ đạt tốc độ ánh sáng để hình thành Rìa Vũ Trụ. Các chiều không gian và thời gian của vũ trụ co lại về không. Mọi định luật biến mất, tương quan nhân quả bị đảo lộn. Đó là giới hạn không thể vượt qua (đa giới tương đối tính).

Diễn tả theo nhận thức trực quan thì vũ trụ “lùi” trên trục thời gian để trở về quá khứ, còn không gian thì co lại để đạt trạng thái vi mô, rồi siêu vi mô, cuối cùng là hằng điểm lượng tử Bo.

Một quan sát viên trên chặng đường “quay về Singularity” sẽ không thể ghi nhận được quá trình, vì mọi thước đo đều vô giá trị.

e/. Vũ trụ Singularity lúc bấy giờ chui qua đường hầm vũ trụ với t = 0, l = 0, cung cấp thuộc tính hằng điểm lượng tử cho Bo ở chu kỳ đa giới trước.

6/. Tóm lại về vũ trụ đa giới:

– Vũ trụ trong nhận thức của con người hiện nay chì là một thời điểm trong tiến trình vũ trụ đa giới. Tuy nhiên Khoa học Lượng Tử có thể tính toán, phán đoán và giải mật quá trình đa giới đó.

– Do Bo là trạng thái hằng điểm lượng tử, chưa có không – thời gian và thuộc tính vật chất nên chưa có Luật Bảo toàn Năng Lượng (và vật chất), do đó không có gì để vi phạm. Các luật tương đối tính chưa được xác lập (vì ánh sáng cũng chưa có) nên vận tốc giãn nở của vũ trụ vượt tốc độ ánh sáng là chuyện “bình thường”.

– Trạng thái vũ trụ hỗn loạn ban đầu ở thời điểm sau Bo ngày càng được ổn định dần, cho đến trạng thái ổn định siêu hạn Bo cho thấy tiến trình vũ trụ đa giới phù hợp hoàn toàn với định luật Entropy.

– Vũ trụ đa giới là quá trình tuần hoàn.


Wambuakim )còn tiếp)

VŨ TRỤ ĐA CHIỀU – KHÔNG THỜI GIAN ĐA CHIỀU – Phần II

ĐA VŨ TRỤ

I/. Tóm tắt những tri kiến khoa học về tiến trình đa giới của vũ trụ:

– Ở giai đoạn tiền Big Bang thì chưa có không gian và thời gian, do đó cũng không có vũ trụ. Ở qui mô điểm lượng tử Bo thì mọi thước đo không gian – thời gian đều bằng không, mật độ, khối lượng và năng lượng là cực hạn, do đó tập hợp đủ mọi điều kiện cho vụ giãn nở phi thường được hình dung như một Vụ Nổ Lớn (Big Bang).

– Giãn nở bắt đầu, sau 1,2 x 10^-250 s thì hàng trăm chiều không gian và một chiều thời gian tỏa ra đẳng hướng, tạo ra khoảng không vũ trụ. Vũ trụ chính thức khai sinh.

– Gần như cùng lúc (sau 1 phần 10.000 tỷ giây), năng lượng cực hạn “bung” ra trong không gian lượng tử đó. Vũ trụ rất dày đặc và rất nóng, nhưng sau đó, do sự giãn nở rất nhanh, nên mật độ và nhiệt độ dần hạ xuống. 85% tổng năng lượng vũ trụ chuyển thành chân không lượng tử nén các chiều không gian lại, làm cho không gian vũ trụ co lần thứ nhất, từ hàng trăm chiều không gian co lại chỉ còn 11 chiều không gian, cộng với chiều thời gian đã mở sẵn trước đó. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ không – thời gian 12 chiều này.

Tiếp theo sự giãn nở này, không gian vũ trụ 12 chiều hình thành, khẳng định tồn tại và phát triển, các bức xạ mất dần năng lượng. Và chỉ trong một vài giây, vũ trụ được hình thành, trải dài đến vô tận chỉ từ một hằng điểm lượng tử duy nhất. vật chất dần được tạo thành, tỏa rộng ra trong không gian đó.

– Trong mảng vũ trụ mà sau này chứa chúng ta, Vũ trụ phát triển bằng cách phát tán vật chất đẳng hướng với tốc độ lớn hơn vận tốc ánh sáng, tương quan nhân quả hình thành, đảo lộn rồi lại xác lập nhiều lần trong pha “Vũ trụ lạm phát” này. Nhiệt độ và mật độ hạ xuống nhanh, 70% năng lượng còn lại tiếp tục chuyển vào chân không lượng tử, tiếp tục nén các chiều không gian làm cho không gian vũ trụ co lần thứ hai xuống chỉ còn 3 chiều không gian và 1 chiều thời gian như hiện nay. Các định luật và các lực vũ trụ cơ bản được xác lập.

– Có thể thấy rằng gần 95% năng lượng vũ trụ “khởi thủy” chuyển vào chân không lượng tử, và năng lượng của chân không lượng tử này đã “nén” hàng chục vũ trụ trong không gian vũ trụ hiện nay, hình thành ĐA VŨ TRỤ. Do các vũ trụ này là tổ hợp của các chiều không gian khác nhau (số chiều > 2) nên các vũ trụ này không nhận thức được nhau (nghĩa là vô hình đối với nhau).

– Đúng ra phải nhận thức rằng có 11 chiều không gian, vì thời gian là thành phần cốt lõi của Luật Lớn qui định tồn tại của vũ trụ (Luật Vô Thường), nó thấm đẫm trong mỗi chiều không gian, chi phối và quyết định mọi tồn tại. Hầu hết chúng ta đều bị thuyết phục một cách sâu sắc rằng ở một mức độ vô thức, một cái đồng hồ vũ trụ vĩ đại đang tích tắc mỗi giây trong không gian khổng lồ gọi là vũ trụ này. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ trước, Albert Einstein đã giải thích rằng thời gian thực tại có liên quan tới mỗi vật thể trong vũ trụ, và rằng thời gian là một “chủ thể” không tách biệt với không gian. Ngay cả các chuyên gia đồng bộ thời gian trên thế giới cũng biết rằng thế giới này được xử lý bởi một sự tích tắc được quy định một cách ngẫu nhiên, do đồng hồ hoàn toàn không có khả năng đo được thời gian.

Rõ ràng là, chỉ còn cách duy nhất là hãy chìm vào một “ảo tưởng tạm thời” của sự vô tận này, biết rằng có một không gian nơi mà quá khứ của chúng ta vẫn tồn tại và những gì chúng ta làm sẽ không hề thay đổi. Hoặc như chính Einstein nói: “Những người như chúng ta, những kẻ tin vào vật lý học, biết rằng sự phân biệt giữa quá khứ, hiện tại, và tương lai chỉ là một ảo tưởng cố chấp dai dẳng.”

– Trong (chỉ một) không gian vũ trụ hình thành từ Big Bang chứa hàng nghìn vũ trụ (đa vũ trụ), trong đó mỗi vũ trụ đều là tổ hợp của nhiều chiều khác nhau (vũ trụ đa chiều), có các định luật hằng hữu vũ trụ và các lực vũ trụ cơ bản riêng, giống hoặc không giống với các vũ trụ đa chiều khác. Trong đó có thế giới của chúng ta, là một vũ trụ 4 chiều, chứa trong đó 8 chiều không gian đang co lại thành hằng điểm.

II/. Các chiều không gian:

Chúng ta nghiên cứu 11 chiều không gian tồn tại sau lần không gian co lại lần thứ nhất.

1/. Chiều không gian thứ nhất, như mọi người đều biết, là chiều dài (còn gọi là trục Ox). Đối tượng 1 chiều được hình dung như một đường thẳng, chỉ tồn tại với một đặc tính duy nhất về độ dài.

2/. Chiều không gian thứ hai – chiều rộng (trục Oy) bổ sung vào chiều thứ nhất Ox thì chúng ta sẽ có đối tượng 2 chiều (chẳng hạn như hình vuông).

3/. Chiều không gian thứ ba là chiều sâu (trục Oz). Các vật thể 3 chiều đều có diện tích và tiết diện. Chẳng hạn như một khối lập phương, có chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và do vậy có thể tích.

Trong không thời gian 4 chiều thì chúng ta chỉ nhận thức được 3 chiều không gian Dài + Rộng + Cao cùng thẳng góc nhau tại gốc tọa độ O. Các chiều khác cùng thẳng góc nhau với 3 chiều nói trên tại trục tọa độ O nên không thể biểu đạt hình học được, vì chúng đã co lại thành hằng điểm, hoặc là nền của vũ trụ (chiều thời gian) nên đều là vô hình trong không – thời gian 4 chiều của chúng ta.

4/. Chiều không gian thứ tư : là chiều không gian song hành với trục thời gian, co thành hằng điểm nên là vô hình với chúng ta. Nó phản ảnh thời gian – chiều chi phối các thuộc tính của mọi vật chất tại một điểm thời gian bất kỳ (chẳng hạn như sự lão hóa của động vật và tính cũ, mới của đồ vật). Cùng với 3 chiều không gian trên, chiều thời gian là cần thiết để xác định sự tồn tại, vị trí của một thực thể trong vũ trụ.

Nếu có khả năng nhận thức được chiều thứ tư này, sẽ có khả năng nhận biết được mọi vận động của thế giới trong thời gian thực, từ khởi thủy Big Bang cho đến tận cùng vũ trụ trở về Bo.

Albert Einstein đồng nhất hóa chiều không gian thứ tư với thời gian.

5/. Chiều không gian thứ năm: là chiều không gian co thành hằng điểm, phản ảnh ý niệm về thế giới song song. Nếu có thể nhìn thấu chiều thứ năm, chúng ta sẽ thấy một thế giới hơi khác biệt so với thế giới chúng ta đang sống. Thế giới ấy sẽ giúp chúng ta có cơ sở đánh giá sự giống và khác nhau giữa thế giới của chúng ta với những thế giới song song khác.

6/. Chiều không gian thứ sáu: là chiều không gian co thành hằng điểm, cho phép nhìn thấy một mặt phẳng của thế giới song song, nơi chúng ta có thể so sánh và xác định vị trí của tất cả các vũ trụ song song ra đời cùng vũ trụ của chúng ta, tức là từ vụ nổ lớn (Big Bang). Về lý thuyết, nếu nắm rõ chiều thứ năm và thứ sáu thì có thể xuyên không, tức là quay về quá khứ hoặc đi đến tương lai.

7/. Chiều không gian thứ bảy: là chiều không gian co thành hằng điểm, cho phép bước vào các thế giới xuất hiện với các điều kiện ban đầu khác vũ trụ của chúng ta, tức là không hình thành từ vụ nổ Big Bang.

8/. Chiều không gian thứ tám: là chiều không gian co thành hằng điểm, cho chúng ta thấy từng mặt phẳng của các vũ trụ song song trong chiều thứ bảy, mỗi vũ trụ đó lại hình thành với điều kiện ban đầu khác nhau, không ngừng phân nhánh và mở rộng đến vô tận.

9/. Chiều không gian thứ chín: là chiều không gian co thành hằng điểm, giúp trực nhận và so sánh tất cả các vũ trụ song song hình thành từ các điều kiện ban đầu khác nhau và nơi đó ngự trị các quy luật vật lý khác nhau.

10/. Chiều không gian thứ mười: là chiều không gian co thành hằng điểm, kết nối chúng ta với các vũ trụ đa chiều khác, có thể đi đến bất cứ vũ trụ đa chiều đồng đẳng nào trong chỉ một vài giây.

11/. Chiều không gian thứ mười một : là chiều không gian co thành hằng điểm, sẽ dẫn chúng ta đến một điểm ẩn chứa những điều nằm ngoài giới hạn tưởng tượng và tầm hiểu biết của con người.


Wambuakim

(Xem tiếp phần III : Vũ trụ đa chiều và đa vũ trụ).

VŨ TRỤ ĐA CHIỀU – KHÔNG THỜI GIAN ĐA CHIỀU

CẤU TRÚC THẬT SỰ CỦA VŨ TRỤ

1/. Vũ trụ giãn nở:

Trong bài trước, chúng ta đã điểm qua một số những quan sát vũ trụ học, cho thấy qui mô kinh khủng của vũ trụ Khả kiến. Nhưng vũ trụ (khả kiến) tồn tại có kích thước tới hạn (giới nội) hay nó không thể có số đo kích thước nào (vô hạn)?

– Từ thời cổ đại, những nhà Triết học (và sau đó là Tôn giáo) cố gắng biểu đạt vũ trụ mà không có (và không thể có) chứng lý nào. Lúc thì cho vũ trụ như một cái lồng câu vài trăm triệu kilomet và trái đất là trung tâm của cái lồng cầu đó. Thế kỷ XVII – XVIII, sự phát triển của kính thiên văn quang học (và thiên văn học) cho phép nhìn xa hơn vào vũ trụ, càng sâu càng xa mà không tìm được bến bờ. Kinh hoàng trước sự rộng lớn của vũ trụ, giới Triết học cận đại dám viết “vũ trụ là vô cùng vô tận” (Karl Marx).

– Năm 1912 Vesto Slipher đo dịch chuyển Doppler của “tinh vân xoắn ốc” (thời đó người ta chưa biết tinh vân xoắn ốc là các thiên hà), và ông sớm phát hiện ra đa số các tinh vân này đang lùi ra xa Trái Đất.

Từ đó nhân loại biết được vũ trụ đang GIÃN NỞ, khác hẳn với nhận định chủ quan là vũ trụ DỪNG (tĩnh tại) mà trong đó các thiên hà là những ốc đảo trơ vơ trong vũ trụ. Fred Hoyle là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Big Bang năm 1949 trên một chương trình radio của BBC. Hoyle là người ủng hộ “Thuyết trạng thái dừng” của vũ trụ, và ông đưa ra thuật ngữ này để ví von khôi hài mô hình lý thuyết của những người khác về vũ trụ giãn nở. Nhưng những thực nghiệm về sau ngày càng chứng minh và củng cố cho hình ảnh một vũ trụ giãn nở.

– Sự phát hiện “bức xạ phông nền vũ trụ” (bức xạ tàn dư sau vụ nổ lớn) và hằng số Planck (hằng số vũ trụ hay hằng số vũ trụ học, là dạng mật độ năng lượng đồng nhất gây ra sự giãn nở gia tốc của vũ trụ) củng cố sự chân xác của Big Bang và mô hình VŨ TRỤ GIÃN NỞ.

Nhưng vũ trụ giãn nở đến đâu ? hay là vũ trụ thật sự vô hạn?

2/. Đo lường vũ trụ:

– Hàn lâm viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao giải Nobel Vật lý 2011 cho ba nhà khoa học : Saul Perlmutter, Brian P. Schmidt và Adam G. Riess. Họ đã nghiên cứu thận trọng nhiều siêu tân tinh (supernovae), trong nhũng thiên hà xa xôi và kết luận rằng VŨ TRỤ ĐANG GIÃN NỞ CÓ GIA TỐC.

Nguyên nhân để vũ trụ giãn nở có gia tốc đang được cho là do năng lượng tối và vật chất tối, chiếm tỷ lệ tuyệt đối trong vũ trụ, nhưng nhân loại thì chưa có phương tiện tiếp cận năng lượng (và vật chất) tối này.

– Nghĩa là trong một thời điểm tương lai, các vật thể giãn nở đạt đến tốc độ ánh sáng ở RÌA VŨ TRỤ. Theo công thức

L = [(căn) 1 – {v(bình phương)/c (bình phương)}]/Lo

thì khi v (tốc độ vật thể) tiến tới c (tốc độ ánh sáng), tử số bằng không, do đó L cũng bằng không, mọi thước đo không tồn tại. Đó chính là biên giới của vũ trụ.

– Các quan sát của Planck được công bố năm 2013, đã lập bản đồ chi tiết chưa từng có và tiết lộ rằng tuổi của vũ trụ là 13.82 tỷ năm.

Như vậy, không quá khó để tính toán được bán kính cũa vũ trụ vào khoàng 2200 tỷ năm ánh sáng. Chúng ta kết luận rằng VŨ TRỤ GIỚI NỘI. Nói khác đi, vũ trụ là có giới hạn.

3/. Mô hình không gian đa chiều của vũ trụ :

Tóm lại, chúng ta thấy vũ trụ rất to lớn đến mức ngoài mọi sự tưởng tượng của nhân loại, nhưng cũng có giới hạn. Vậy thì vũ trụ hiện nay chúng ta đang cảm thụ được, nó tạo ra bằng cái gì ?

– Năm 1968, Gabriele Veneziano, một nhà vật lý người Ý, làm việc tại trung tâm hạt nhân châu Âu, CERN, có một phát hiện lạ lùng. Veneziano nhận thấy rằng công thức toán học của Leonard Euler xây dựng trước đó hơn hai trăm năm với tên gọi là Hàm Beta Euler, mô tả được nhiều tính chất của các hạt tham gia trong tương tác mạnh. Phát hiện của Veneziano đã thâu tóm một cách rất hiệu quả bằng toán học nhiều đặc trưng của tương tác mạnh, nhằm sử dụng hàm Beta và các dạng tổng quát hóa của nó để mô tả một chuỗi những dữ liệu thu được từ thực nghiệm. Hàm Beta Euler sau đó được sử dụng rất hiệu quả, nhưng không một ai khi ấy hiểu được tại sao.

– Mãi tới năm 1970, những công trình của Yoichiro Nambu ở Đại học Chicago, Holger Nielsen thuộc Viện Niels Bohr và Leonard Susskin ở Đại học Stanford mới chỉ ra được ý nghĩa vật lý ẩn sau công thức Euler. Họ đã chứng minh được rằng, nếu một hạt sơ cấp được mô hình hóa như các dây nhỏ bé một chiều dao động, thì tương tác mạnh của chúng có thể được mô tả chính xác bởi hàm Beta Euler. Theo lập luận của họ, nếu các dây này đủ nhỏ thì chúng vẫn được xem là các hạt điểm và do vậy phù hợp với những quan sát thực nghiệm.

– Năm 1974, Schwarz và Joel Scherk ở trường Cao đẳng sư phạm Paris đã nghiên cứu đặc điểm của những mốt dao động và nhận thấy rằng những tính chất này phù hợp tuyệt đối với hạt truyền tương tác giả định của trường hấp dẫn, có tên là graviton. Lý thuyết dây không chỉ dừng lại như là một thuyết của tương tác mạnh, mà nó còn là một thuyết hấp dẫn lượng tử, thống nhất thuyết tương đối rộng của Einstein và cơ học lượng tử vào làm một.

– Trên cơ sở đó, lý thuyết dây vạch ra rằng CHÂN VŨ TRỤ có 11 chiều không gian cơ sở. Một vũ trụ được ghép bằng tổ hợp một số chiều không gian (số chiều không gian > 1). Vũ trụ khả kiến của chúng ta chỉ là một Không – thời gian 4 chiều trong cái CHÂN VŨ TRỤ mà thôi.

Wowww, như vậy thì trong cái không gian vũ trụ “nhỏ bé” đường kính 2200 tỷ năm ánh sáng này chứa được rất nhiều vũ trụ song song nhưng chúng ta đang chỉ tạm thời thấy có một vũ trụ mà thôi.


Wambuakim (Còn nữa)

VŨ TRỤ ĐA CHIỀU – PHẦN II

VŨ TRỤ ĐA CHIỀU – KHÔNG THỜI GIAN ĐA CHIỀU

Không gian đa chiều và các vũ trụ trong không gian đa chiều là một trong những phát hiện lớn của Lượng Tử Học, mà trực tiếp là Cơ Học Lượng Tử. Muốn nhận thức về nó, phải tiếp cận nhận thức về vũ trụ, trong đó có Vũ trụ Khả Kiến (có thể ghi nhận, cân đong đo đếm được) và Vũ Trụ Nhận Thức (chưa ghi nhận, cân đong đo đếm được trong điều kiện hiện nay) bằng các lý giải khoa học từ thấp đến cao, từ Khoa học cổ điển đến Khoa Học Lượng Tử.

———Tâm vũ trụ ở đâu ?——–

CẤU TRÚC SIÊU VĨ MÔ CỦA VŨ TRỤ KHẢ KIẾN.

Từ ngữ vũ trụ, gợi liên tưởng đến kích thước khổng lồ vượt khỏi mọi hình dung cũa con người, do đó mà có nhiều nhận định khác nhau về cấu trúc vũ trụ.

– Người Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học thời Trung Cổ tin vào mô hình vũ trụ địa tâm (geocentric model) (trong tiếng Hy Lạp: geo = Trái Đất kentron = trung tâm) cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ và Mặt trời cùng các thiên thể khác quay quanh nó (khác với mô hình Trái Đất phẳng trong một số thần thoại).

Quan điểm này thống trị văn hoá phương tây cho tới tận trước thế kỷ 17.

– Từ cuối thế kỷ 16 trở về sau, mô hình vũ trụ địa tâm dần dần bị thay thế bởi nhận thức hệ vũ trụ nhật tâm của Copernicus, Galileo và Kepler. Aristarchus xứ Samos đã đưa ra một mô hình nhật tâm của hệ mặt trời, nhưng rõ ràng ông ở phe thiểu số tin rằng Trái Đất không nằm ở trung tâm.

– Sự phát triển của kỹ thuật quang học và kính thiên văn vào thế kỷ 18 về sau cho phép con người nhìn xa hơn vào không gian rộng lớn, nhìn thấy được dải sáng trong đêm trên bầu trời thăm thẳm không phải là dòng sông bạc (Ngân hà) hay còn gọi là Thiên Hà, Sông Ngân, mà là thiên hà hợp thánh bởi hàng tỷ ngôi sao, chứa Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Ngân Hà xuất hiện trên bầu trời như một dải sáng mờ kéo dài từ chòm sao Tiên Hậu (Cassiopeia) ở phía bắc đến chòm sao Nam Thập Tự (Crux) ở phía nam, và sáng nhất ở chòm sao Cung Thủ (Sagittarius) – trung tâm của dải Ngân Hà. Ngân Hà có đường kính dao động từ khoảng 100,000 đến 180,000 năm ánh sáng.

– Galileo Galile đã lần đầu quan sát được các ngôi sao riêng biệt trong Ngân Hà vào năm 1610 bằng kính viễn vọng của mình. Tuy nhiên, cho tới tận những năm 80 thế kỉ XIX, các nhà thiên văn học vẫn cho rằng toàn bộ vũ trụ mà con người biết lúc bấy giờ đều chứa trong Ngân Hà.

– Đến khi có cuộc tranh luận lớn nổ ra giữa Harlow Shapley và Heber Curtis, cùng với Edwin Hubble đã chứng minh được Ngân Hà chỉ là một trong số rất rất nhiều thiên hà khác. Cuối thế kỷ XIX, con người nhìn thấy được Thiên hà Tiên Nữ, (hay tinh vân Tiên Nữ, thiên hà Andromeda) và các tên như Messier 31, M31 hay NGC 224, là thiên hà xoắn ốc có vị trí biểu kiến thuộc chòm sao Tiên Nữ nằm ở bầu trời phía bắc gần chòm sao Phi Mã. Andromeda là thiên hà xoắn ốc gần dải Ngân Hà của chúng ta nhất, cách khoảng 2,5 triệu năm ánh sáng.

Những hình ảnh đầu tiên về thiên hà Andromeda được Isaac Roberts ghi lại bằng kính thiên văn riêng ở Sussex (Anh) vào năm 1887. Và cấu trúc xoắn ốc của M31 lần đầu tiên được phát hiện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó thiên thể này vẫn còn được xem là một tinh vân trong thiên hà của chúng ta, và Roberts đã cho rằng M31 và những tinh vân xoắn ốc khác là những đĩa tiền hành tinh đang hình thành.

Thiên hà Andromeda đang tiến về dải Ngân Hà của chúng ta với vận tốc khoảng 300 km/giây (186 dặm/giây). Vận tốc này được Vesto Slipher đo vào năm 1912 tại đài thiên văn Lowell bằng quang phổ học. Đó là vận tốc lớn nhất từng được biết đến thời bấy giờ.

– Thiên hà Andromeda từng được xem là thiên hà lớn nhất trong nhóm các thiên hà Địa Phương (Local Group), bao gồm thiên hà Andromeda, dải Ngân Hà, thiên hà Triangulum (trong chòm sao Tam Giác) và khoảng 30 thiên hà nhỏ khác. Do những khám phá gần đây dựa trên các phương pháp đo lường tiên tiến và những dữ liệu mới, mà hiện tại các nhà khoa học tin rằng dải Ngân Hà chứa nhiều vật chất tối hơn Andromeda và có thể là thiên hà có khối lượng lớn nhất trong nhóm Địa Phương. Tuy nhiên, những quan sát gần đây của kính viễn vọng không gian Spitzer lại cho thấy rằng M31 chứa khoảng một ngàn tỉ (10^12) sao, vượt xa con số các vì sao trong dải Ngân Hà. Các ước tính vào năm 2006 cho thấy khối lượng của dải Ngân Hà vào khoảng ~80% khối lượng của thiên hà Andromeda, tức là khoảng 7,1×10^11 lần khối lượng Mặt Trời.

– Vào năm 1920, cuộc Tranh Cãi Lớn diễn ra giữa Harlow Shapley và Heber Curtis liên quan tới bản chất của dải Ngân Hà, các tinh vân xoắn ốc, và các chiều của vũ trụ.

Edwin Hubble kết thúc cuộc tranh cãi vào năm 1925 khi ông lần đầu tiên xác định được các sao biến quang Cepheid trong M31, và đồng thời cũng giúp xác định được khoảng cách tới thiên hà này. Những hình ảnh của các sao biến quang này được chụp nhờ vào một kính viễn vọng phản xạ đường kính 2,5 m. Các đo đạc của ông cho phép kết luận rằng M31 không phải là một cụm sao và khí trong dải Ngân Hà mà là một thiên hà độc lập cách chúng ta rất xa. Những bản đồ vô tuyến đầu tiên của thiên hà Andromeda do John Baldwin và các cộng sự trong nhóm thiên văn vô tuyến Cambridge tạo ra vào thập niên 1950. Nhân thiên hà Andromeda được đặt tên là 2C 56 trong cuốn mục lục Cambridge thứ hai về các nguồn sóng vô tuyến (2C). Vùng tâm của thiên hà M31 hiện được cho là có tập trung nhiều lỗ đen xung quanh lỗ đen siêu khổng lồ ở tâm.

Vào thập niên 1990, các dữ liệu của vệ tinh Hipparcos được dùng để xác định khoảng cách của các Cepheid. Các giá trị được chỉnh sửa cho thấy Andromeda cách chúng ta 2,9 triệu năm ánh sáng.

– Sự phát triển của kính thiên văn quang phổ rồi kính thiên văn vô tuyến cho thấy qui mô vũ trụ ngày càng lớn “đến mức khủng khiếp” tạo nên những nhận thức cực đoan. Từ chỗ cho rằng vũ trụ chỉ nằm trong một “cái lồng cầu” đường kính vài trăm triệu Kilomet, một số các triết gia dở hơi “phang” luôn rằng “vũ trụ là vô cùng vô tận”.

—————–

Xem tiếp Phần III : CẤU TRÚC THẬT SỰ CỦA VŨ TRỤ

Wambuakim

BÍ ẨN 5000 NĂM CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP AI CẬP (tiếp theo và hết)

SA ĐIỀU : NHỮNG ĐIỀU CHƯA NÓI.

1. Sa điều chuyển cát: Khi cát đã được “sấy” khô dưới ánh nắng mặt trời gay gắt của các vùng sa mạc, thì nó sẵn sàng cho một cuộc du lịch , dù với chỉ một làn gió không lớn. Tại sao vậy?

– Xét trên một hạt cát mẫu, khi vừa di chuyển, nó trượt và cọ sát lên các hạt cát kế nó, thì nó đã đã tạo ra tĩnh điện bề mặt.

– Từng cụm, nhóm cát hạt cát sẽ trao đổi điện tích và mau chóng đồng đẳng điện tích với nhau. Những hạt cát trong phạm vi một cụm cát sẽ có hiện tượng đẩy nhau do có cùng dấu điện tích (hạt cát mang điện dương phía trên, hạt cát mang điện âm “trầm” xuống dười và bị trung hòa điện tích). Nó mau chóng xốp lên và phồng như một túm bông. “Túm bông” cát này sẽ nhanh chóng được các luồng gió nhẹ (>3ms) mang đi rất xa hàng Km mới rơi xuống.

– Hiện tượng đó nhanh chóng tạo phản ứng dây chuyền trên bề mặt của cả một vùng rộng lớn trên sa mạc cát. Nó tạo thành một vùng có tính hoạt động rất cao. Có khi nó tạo ra một khu vực khá lớn và có độ hoạt động rất sâu trên đại mạc, gọi là vũng lấm.

Trích dẫn:

Vũng lấm là một khu vực khá rộng hình thành ngẫu nhiên trên sa mạc. Nơi đó, cát rất xốp do hiệu ứng xô đẩy tĩnh điện, có khi sâu hàng chục mét. Người và vật trên sa mạc khi vô tình vào vũng lấm sẽ bị nuốt chửng, bị chôn sâu nhiều mét mất tích, là một cái chết rất nguy hiểm và khó tránh.

Hiện tượng vũng lấm, có nhiều nơi ở Việt nam gọi là “cát lầm”, và nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra dưới sự hiểu biết rất kém, trong sự giải thích mập mờ rất hạn chế của các giới KH VN và cái nhìn mang nét thần bí đặc trưng của cư dân bản địa….

Ca dao cổ VN cũng nhăc đến hiện tượng cát lầm với ý nghĩa là một mất mát lớn vì ngộ nhận :

Hoa sen mọc bãi cát lầm

Tuy rằng lấm láp vẫn mầm hoa sen…

………………………………………………….

Chắc trời soi xét nơi đâu

Chẳng soi cảnh thảm cảnh sầu này chọ

Dị bản :

Đem thân vào chốn cát lầm

Cho thân lấm láp như mầm ngó sen

Đêm đêm ngồi tựa bóng đèn

Than thân với bóng, giải phiền với hoa

– Cát, vì thế mà không còn là “khối” cát mà là “đám bông gòn” cát khi có gió thổi tung lên. Và cứ theo hiệu ứng tĩnh điện mang tính dây chuyền đó, nó được gió không cần quá lớn (chỉ cần > 3 Kms) chuyển đi không mấy khó khăn. Một đêm gió – cát trên đại mạc, ngang với 1.000 máy xúc ủi hiện đại 2500 mã lực làm việc suốt một tuần lễ.

2. Đón cát : Chuyển cát đi thì đã thấy năng lực lớn lao của kỹ thuật sa điều. Nhưng việc tập kết cát về ngay chân Kim Tự Tháp dở dang kia, là cả một sự kinh khủng của trí tuệ ông cha cổ đại của chúng ta.

HỌ DÙNG KỸ THUẬT VI BA

Đó là một vài căn phòng trống rỗng và kín, xây dựng đầu tiên bên trong nơi sẽ là Kim Tự Tháp. Nó cộng hưởng với các giai âm, các chuyển động cơ học trong khí quyển và còn do tiếng trống, tiếng đàn hát, tiếng động di chuyển v.v… của các nhạc công, thợ xây dựng nũa, để tạo ra các dao động vi ba.

Các sóng vi ba này sẽ trung hoà điện tích của các hạt cát đang rất hoạt động do chứa điện tích. Do đó mà chùng trở nên nặng hơn và rơi xuống chân công trình. Các tính toán về tần số, về nặng lượng tới hạn của các hạt cát đủ để trung hoà bằng sóng vi ba đã được hoàn tất.

Trích dẫn:

. . . bên trong lòng Kim Tư Tháp Cheopk có những căn phòng trống rỗng, cộng hưởng tần số vi ba với cường độ và biên độ rất cao, mà cho đến nay chưa ai biết là nó dùng để làm gì ….

… một vài ý kiến cho rằng nó là linh kiện chủ sóng viễn thông liên hành tinh khổng lồ của những nhân vật khổng lồ đến đây từ các hành tinh xa xôi và xây dựng nên Kim Tự Tháp ….

(trích wikipedia)

 

TÂM SỰ “MỎNG”

Xin nói nhanh, xem như không phải trả lời “trả vốn” gì, mà là tí ti “tâm sự mỏng” về quá trình nghiên cứu nhỏ nhoi của mình cho rộng đường dư luận (hay đùa vui gì cũng được).

– Wambuakim đã từng đi lang thang, chịu đói khát và…. nám đen cả người trên sa mạc Egypt hơn 4 tháng ròng rã, mong tìm “thứ gì đó” mà rốt cục chả thấy gì hết. Đó là cách đây gần 30 năm, thời còn… đi làm mướn kiếm tiền học đủ thứ. Cái vụ đi tìm “thứ gì mình chẳng biết” này là do một tay nghiên cứu Ai Cập học đài thọ để tìm cho một ít dữ liệu anh ta chứ không phải Wambuakim tự đi nghiên cứu đâu (lấy tiền học thêm mà). Do Wambuakim may mắn có chút đỉnh ngữ Egypti, mà cái tay “nghêng” cứu nọ thì … không biết chữ Egypti nào. Buồn cười chưa !!!

– Gần 15 năm sau đó, lúc nghiên cứu gạch không nung của đền tháp Champa (xin xem “công nghệ gạch không nung hoá thạch” cùng tác giả) ở nhiều nơi trên đất VN, từ tiểu sa mạc Hương An Quảng Nam – Ba làng An rồi Đồng Dương, Tam Quan (Bình Định), kéo dài đến tiểu sa Bàu Thiêu – Giếng Đá thuộc Chiến Khu Lê Hồng Phong huyền thoại, đến di tích Đại đồn Mang Thít (ngữ Champa, phiên âm tiếng Việt là… Phan Thiết ngày nay) thì anh Vũ Kim mới tình cờ gặp các thầy phù thuỷ sa điều.

– Chứng kiến họ đốt nhang khấn vái, hô phong hoán vũ, kêu gọi thần linh nhiều lần, với con mắt của nhà Lượng tử học và mớ ngữ Champa “giả cầy” học đủ để đi nghiên cứu, Wambuakim nhìn ra ngay khía cạnh vật chất của nó, và hình ảnh sa mạc gió – cát Arabia ùa về. Qua một đêm, hàng ngàn mét khối cát đã được đưa vào đúng chỗ cần thiết, lượng cát mà phải cả nghìn xe ủi hiện đại làm mướt mồ hôi hàng tuần mới mong xong viêc.

Wambuakim chợt “ngộ” ra rằng, tổ tiên Arabia của chúng ta cũng làm chẳng khác.

Gấp rút học mỗi thứ một chút đỉnh ngữ Mongolia, Turmenistani, Pakistani, Afganistani, Arabi và một loạt các ngữ du mục Tân Cương và Trung Á, anh tìm thấy những dấu vết của kỹ thuật sa điều ở khắp mọi nơi nào có sa mạc, …. kể cả ở Egypt (Ai Cập) và Greck (Hi Lạp) cùng bài học chiến thuật sa điều của Đại Hãn Gengis Khan giáng xuống các đại đồn Arab – Ba Tư.

Có một điều khiến cho các nhà nghiên cứu khắp nơi phải thất bại, khó tiếp cận kỹ thuật sa điều, đó là kỹ thuật sa điều ẩn giấu trong hoạt động phù thuỷ mà ta vẫn mê muội cho là mê tín dị đoan.

Do đó mà không ai thèm ngó tới.

Trích dẫn:

Những phù thủy vùng gió cát quả là những chuyên gia khí động thực thụ.

– Như trong bài trên đã nói, muốn ứng dụng kỹ thuật sa điều phải nắm rõ tình hình độ ẩm, hường gió, thuỷ mạo khu vực, nói chung là những chỉ tiêu phong thuỷ. Nếu muốn ứng dụng nó (kỹ thuật sa điều) trên sa mạc Egypt, chắc chắn là anh Vũ Kim phải bỏ ra ít nhất vài năm ăn dầm nằm dể ở Ai Cập hầu tìm ra qui luật phong thuỷ ở đó.

Trích dẫn:

Với một số hiểu biết về hướng gió, phong thổ, họ dễ dàng tạo ra các vùng đất, chỏm đồi v.v…

(Có thể là sau 10 năm, Wambuakim sẽ đi Nam Tư rồi qua Ai Cập vài năm để hoàn tất thực chứng khoa học của kỹ thuật sa điều trên sa mạc Egypt, hoàn tất luận chứng khoa học xây dựng cổ Ai Cập vô tiền khoáng hậu này, rồi mới về VN qui ẩn.

– Về cách chế tạo ra đá bằng nguyên lý hoá thạch thì anh Wambuakim đã thực nghiệm hàng trăm lần, mẫu đá hoàn toàn giống với thiên nhiên, và quan trọng nhất là giống với…. đá Kim Tự Tháp. Độ bóng gia công và độ cứng kiến tạo, độ bền hoá và cơ tương tự với đá Hoa cương ở kỷ Đệ Nhị (Second periode palace) mà anh em học Kiến Trúc hay xây dựng chắc chắn phải biết.

Chúng dính nhau hay không qua cách xây dựng kỳ diệu này ? Cứ xem một con dao “lam” cạo râu mỏng dính cũng khó mà len vào giữa hai mép ghép của các khối đá, thì chúng ta có thể nói nó dính hay không dính? Nếu địng nghĩa “dính” là một liên kết cơ – lý – hoá học cho phép hai khối, mảng vật thể khác nhau được áp chặt vào nhau đến nỗi khó tách rời bằng cơ học (trích Larousse – Bách Khoa Đại Từ điển Pháp Âu – Bản tiếng Đức – 6th edition – Lib Fabrik – Bonn – 1995) thì có nghĩa là chúng dính nhau.

Hay nói khác đi, cấu trúc Kim Tự Tháp Kheophk tương tự một khối liên kết thống nhất, mà đó cũng là một phần tạo nên tuổi thọ công trình kinh hoàng – 5.000 năm – và chưa biết đến bao giờ chấm dứt.

– Không có giả thuyết nào của các lão ngư Bình Thuân. Trích lại câu hỏi của secondhand :

Trích dẫn:

Cho hỏi anh Wambua rằng cái “giả thuyết” của các bác Bình Thuận có công bố cho cả thế giới biết chưa vậy ?

Vì người lập giả thuyết là Wambuakim chứ không phải họ. Họ, những bác Sáu Hạp, bác Bổn La (Bình Thuận) v.v… hay các bác Chang Lu~ Hing (Trang Lực Hành – Tân Cương), anh Muhtah Salamando (Turmenistani), Ganilost Nadem (Pakistani) v.v… là hiện thực chứ chưa và không bao giờ là giả thuyết, và họ cũng chẳng màng đến giả thuyết, vì họ cũng chẳng biết Egypt ở đâu, không như anh Wambuakim – nghiên – cứu – vớ – vẩn (họ nói thế).

Ngôn ngữ Khoa học cần trong sáng và chính xác, nên anh buộc phải đính chính như thế, mong là không phiền lòng các bạn.

– Đề tài này anh Wambuakim đã đóng lại từ lâu, dự định lâu lắc mới mở ra lại và hoàn tất nó. Nhưng xuất phát từ một yêu cầu của các bạn nên mở ra sớm hơn dự định… gần 10 năm.

Việc công bố thì anh em không lo, vì ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, anh Wambuakim đả có viết thông báo trên các tạp chí nghiên cứu KH nổi tiếng là Nature và Science et Vie, xem như “xí phần” trước.

Đôi dòng ngắn ngủi, xem như là tự sự về một công trình, mong là “mua vui cũng được một vài trống canh”.

Wambuakim. (hết)

BÍ ẨN 5000 NĂM CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP AI CẬP – PHẦN II.

CÔNG NGHỆ XÂY KIM TỰ THÁP

Tóm lại, việc xây dựng Kim Tự Tháp được tiến hành như sau :

1/ Đá được tập kết, sơ chế và vạch các rãnh thu hơi nước, ngưng hơi để thành nước chảy vào các máng, dẫn về bồn chứa.

2/. Nền móng được xây dựng rất giản đơn vì là trên mặt đất. Các khuôn lớn bằng gỗ ván được cài để đổ các hợp chất hoá thạch.

3/. Sau khi lên một tầng xây dựng khoảng 3 mét thí các cánh buổm dược dựng lên, xua cát lấp dần tầng xây dựng đó, tạo ra mặt nghiêng vận chuyển đá. Việc xây dựng vẫn tiếp tục như trước không có khó khăn kỹ thuật nào.

4/. Sau khi ráp những khối đá cuối cùng lên đỉnh tháp thì quá trình gia công tinh cho bề mặt tháp được tiến hành dồng thời với giải phóng cát dần dần. Các vết khắc trên đá sẽ trở thành các đường thẳng tắp với mắt thường mà không cần phải có “các máy chuyên dụng siêu chính xác” như Dupont và các “nhà” khác vẫn nghĩ.

5/. Việc giải phóng cát được tiếp tục thực hiện bằng nhân công thuần tuý trong các phòng nội bộ của tháp, chỉ chừa lại các phòng đầy cát cho mục đích bảo ôn.

Khảo cứu công nghệ này được đúc kết tháng 9 / 1991 với sự giúp đỡ của các lão ngư khu vực Hàm Tiến – TP Phan Thiết.

CÂU CHUYỆN KỂ THÊM VỀ TRUYỀN KỲ KIM TỰ THÁP

Kim Tự Tháp sừng sững giữa sa mạc Ai Cập hơn 5.000 năm, lạnh lùng và kỳ bí như một thiên cổ sử không người biết đọc. Không một ai không bị ấn tượng trước nó.

Napoleon mượn Kim Tự Tháp để nói một câu với các chiến binh viễn chinh Pháp mà cả hai – thiên tài và kỳ quan đều gây xúc động :

“Năm ngàn năm Kim Tự Tháp đang chiêm ngưỡng các người… “

Kim Tự Tháp Kheophk được xây vào năm 2600 trước Công Nguyên, gồm 2,300,000 phiến đá cực lớn, nặng trung bình 2.5 tấn xếp chồng lên nhau, các tảng đá cá biệt là 20 tấn. Với độ cao 146,5 mét, nó tương đương với độ cao của tòa nhà chọc trời 40 tầng, và 2.6000.000 mét khối.

Tổng khối lượng kim tự tháp được ước tính khoảng 5.9 triệu tấn với thể tích (gồm cả một đồi nhỏ bên trong) khoảng 2,600,000 mét khối. Kim tự tháp là công trình lớn nhất Ai Cập và cao nhất thế giới (một kết cấu mới được khám phá ở Bosnia có thể cao hơn).

Khi xây dựng, Đại kim tự tháp cao 280 Cubit hoàng gia Ai Cập (146.5 mét hay 481 feet), nhưng vì bị ăn mòn và bị mất trộm phiến đá trên đỉnh (chóp tháp) chiều cao hiện tại là 455.21 ft, tương đương 138.75 m. Như đã được chứng minh trong nhiều văn tự trên giấy cói, mỗi cạnh đáy thời xưa dài 440 (20.63 inch) cubit hoàng gia. Vì thế, cạnh đáy nguyên thủy dài 231 m mỗi phía và chiếm khoảng diện tích xấp xỉ 53,000 mét uông với góc 51.7 độ— mức lý tưởng cho một kết cấu kim tự tháp ổn định. Ngày nay mỗi cạnh dài khoảng 230.36 mét. Kích thước giảm và vẻ ngoài thô hiện nay vì nó đã mất những tấm đá bóng ốp bên ngoài, một số tấm có kích thước lên tới hai mét rưỡi chiều dày và nặng hơn 15 tấn.

Kim Tự Tháp được nghiên cứu, sờ mó và khám phá từ nhiều phía. Hơn 650 lần bọn trộm cướp lén lút và công khai tấn công kiến trúc vĩ đại đó, lấy đi nhiều hiện vật giá trị. Hơn 2500 lần kkhai quật đào bới, đục đẽo lớn nhỏ của các nhà khảo cổ, từ nền móng cho tới đỉnh các tháp lớn như Khufu đều bị xâm phạm. Trên 47 triệu lượt du khách chỉ trong 20 năm đến với các Kim Tự Tháp, dù mang lại lợi nhuận (mà trong đó có một phần dùng để tôn tạo di tích) cũng góp phần tàn phá, chưa kể mưa acid do ô nhiễm môi trường….

Các Mãnh Sư Đại Thạch (Sư tử nhân hình) án ngữ các Kim Tự tháp cũng dần dần u đầu, mẻ trán, sứt tai. (trích Dr. Kim & Dr Liparmann, Academy Anniversair / 1994)

Sự đắp vá bằng các loại vật liệu xây dựng hiện đại như xi măng portland mark cao tỏ ra không hiệu quả, và những chỗ đắp vá thường bị bong tróc sau chỉ vài chục năm… (trích tư liệu của Uỷ ban Quản lý Kỳ Quan Ai Cập).

Với tuổi thọ nhiều thiên kỷ của Kim Tự Tháp oai hùng, thì Kim Tự Tháp, dù có sứt mẻ, vẫn hiên ngang đứng đó, tiếp tục thách thức thời gian.

Trong thế kỷ 14 (năm 1301 AD), một trận động đất lớn đã làm nhiều tấm đá ốp ngoài rơi ra, sau đó chúng bị Vua Hồi giáo Bahri An-Nasir Nasir-ad-Din al-Hasan mang đi năm 1356 để xây dựng các đền thờ Hồi giáo và các pháo đài tại Cairo gần đó; tới ngày nay, vẫn có thể thấy các tấm đá đó tại các công trình đó. Những nhà thám hiểm sau này đã thông báo về nhiều đống vật liệu vụn nát ở đáy các kim tự tháp hậu quả của sự sụp đổ tấm ốp sau đó và cuối cùng chúng đã bị dọn dẹp cho các cuộc khai quật.

Tại sao mà công trình hiện đại không thể có sức vền vững kỳ diệu của công trình cổ đại? Do kỹ thuật, do vật liệu hay do gì khác? Đó vẫn còn là câu hỏi làm điên đầu tất cả những nhà xây dựng đương đại.

1/. Nghi vấn về việc các khối đá có thể là nhân tạo cũng đã từng được đặt ra.

Trích dẫn:

Nhà hóa học đương đại người Pháp là Da-viđu-uyt cho rằng: đá xây dựng Kim Tự Tháp là những khối đá nhân tạo đổ ép lại, không phải là đá thiên nhiên. Ông đã lấy mẫu các viên đá nhỏ thu được ở Kim Tự Tháp đem về hoá nghiệm. Kết quả cho thấy một số những viên đá này được làm từ những mỏ đá vỏ sò. Vì thế, thời bấy giờ rất có khả năng sử dụng phương pháp “Hóa chỉnh vi linh” tức là trước hết cho bê tông đã trộn vào các khoang sọt rồi mới đưa lên Kim Tự Tháp đang xây, từ đấy mới đúc từng khối một, từng tần từng tầng cao dần.

Nghe qua thì có vẻ có lý. Nhưng khi thấy con số thống kê hơn 95 % đá kim tự tháp là…. đá thiên nhiên thì Davidous bị tẽn tò ngay. Vì thật sự thì đá từ mỏ đá vỏ sò kia (thực chất là sỏi hoá thạch có nguồn gốc trầm tích đại dương, do biến động kiến tạo của vỏ trái đất mà trồi lên mặt đất), làm với bê tông nào để thành đá lớn thì… ông ta không biết.

Năm 1994, trong Academy Anniversair (biên niên sử Hàn Lâm, Deutzche), Dr. Kim và Dr. Liparmann đưa ra phương pháp đá nhân tạo bằng nguyên liệu ngay tại vùng hạ lưu sông Nil. Phương pháp này đã hoàn toàn lý giải được nguồn gốc và phương thức của đá nhân tạo. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả, là phương pháp đá nhân tạo chỉ dùng để làm ra các tảng đá trung gian, chiếm chưa tới 2 % tổng trọng lượng tháp, còn hầu như tất cả Kim Tự Tháp đều làm từ đá thiên nhiên.

2/. Việc đắp các bờ cát thoai thoải để lăn, vần các tảng đá lớn lên các cao trình xây dựng cũng đã từng được nghĩ tới. Thế kỷ V (tCN), Herodotos đã từng nêu ra phương án xây dựng như vậy.

Trích dẫn:

Quá trình thao tác sẽ phải như sau: Trước hết phải xây xong lớp mặt nền, sau đó đắp dốc bằng cát có độ cao bằng tầng thứ nhâ”t rồi trượt theo dốc đâ”t mà kéo đưa đá lên tầng 2 … Khi xây xong tháp mới chuyển đất cát đi, để lộ Kim Tự Tháp ra.

Việc đắp các bờ cát đó là một phương án thông minh, nhưng nhanh chóng phá sản.

Trích dẫn:

Tính toán theo cách làm này thì mỗi ngày thực tế chỉ có thể xâyđược 10 khối đá, mà toàn bộ Kim tự tháp dùng tới 2,300,000 khối đá lớn thì phải dùng tới 230,000 ngày tức là 630 năm.

Vì công đào đắp là quá lớn, khó bề thực hiện nổi.

Việc thực chứng khoa học đối với kỹ thuật sa điều của các cư dân của các vùng đại mạc đã mang lại lời giải đáp thật sáng sủa và hoàn toàn khả thi. Chính sức mạnh vĩ đại của thiên nhiên được con người nhận thức và sử dụng, dù là dưới màu sắc của phù thuỷ và thần thánh, là biểu trưng của khả năng kiến tạo vô tận của con người.

Câu chuyện truyền kỳ này sẽ tiếp tục được Wambuakim khai thác theo dòng công nghệ để các bạn thưởng thức …

(còn nữa)

Wambuakim

BÍ ẨN 5000 NĂM CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP AI CẬP – PHẦN I.

XÂY DỰNG KIM TỰ THÁP

Năm ngàn năm đã trôi qua trên những sa mạc cát bỏng Ai Cập, những Kim tự tháp khổng lồ vẫn im lặng mỉa mai nhìn những “nhà nghiên cứu ngớ ngẩn” của thế kỷ XX, XXI đặt câu hỏi về kỹ thuật xây dựng ra nó.

– Có người cho rằng phải có những cần trục khổng, khổng lồ ghép bằng ngàn ngàn súc cây teck theo kiểu máy bắn đá, với nửa triệu nhân lực trong 10 năm mới có thể xây dựng nổi Kheophk hay Khufu. Nhưng rồi di tích của cái cần cẩu khổng lồ này không tìm đâu thấy, dù là một mảnh đá dăm của cái bệ (cũng khổng lồ không kém) cũng không tìm đâu thấy.

– Người khác thì lại cho rằng có những giá khổng lồ di động, kết hợp với dây – kéo – toòng – teng để nâng những tảng đá thiên kỷ lên cao, chót vót 300 mét Kheophk.

– Rồi còn chuyện gia công bề những tảng đá có kích thước kinh khủng 5m x 3m x 3 m thế nào mà khi ghép chúng lại, sau 5000 năm, chúng ta vẫn rất khó khăn khi muốn dùng lưỡi… dao lam len vào mép lắp ghép của hai khối đá.

– Một bài gần đây, đăng tải trên web ý tưởng http://ytuong.com.vn/ideas/?view=detail&menu=21&id=2 441

… còn có ý kiến là tháp Kheophk được xây dựng từ bên trong, 1 kiến – trúc – sư Pháp là Jean Piere Houdin cho rằng như vậy. Và anh ta cũng bỏ quên chuyện gia công các khối đá với hệ sai số lắp ghép kinh khủng đó khó khăn đến bậc nào, để cho rằng chỉ cần… 4.000 người thay vì 100.000 người như các phương án trước đó. Nghĩa là đá khổng lồ thì đã được gia công, mài bóng, bằng CNC, và rơi đâu đó từ…. trên trời xuống sa mạc Ai Cập.

– Nhưng nói như thế, thì thực chất, các Tháp vĩ đại Ai cập được xây dựng kiểu nào đây?

Nghiên cứu của Kim_Techno đúc kết từ năm 1990 cho thấy một phương án xây dựng có một không hai của các thiên tài xây dựng Cổ Ai Cập. Chỉ với trên dưới 10.000 nhân công, họ đã chế tác thẫm mỹ cao trên các viên đá khổng lồ, vạch các đường rãnh để hứng hơi nước ngưng tụ vào các bể chứa trong tháp, mài bóng và lắp ghép thành công trình nhiều thiên kỷ.

Trích dẫn:

Năm ngàn năm đã trôi qua trên những sa mạc cát bỏng Ai Cập, những Kim tự tháp khổng lồ vẫn im lặng mỉa mai…

Chúng ta hãy bước vào kịch bản truyền kỳ của KHKT + khảo cổ học.

DẦU VẾT THỜI GIAN và CÁI NHÌN TỪ THẾ KỶ XXI

1/. Những cánh buồm lớn :

Từ những năm 50 của thế kỷ trước, người ta đã tìm thấy những cánh buồm mục nát còn sót lại dấu vết sau quá nhiều năm tháng. Kích thước của những cánh buổm khoảng 15 mét chiều cao và 10 mét chiều rộng. Các Ý tưởng… bở vào cuộc, và cho rằng người Ai Cập cổ đã dùng những chiếc bè chở đá từ những con tàu cập bến sông Nil. Bè có gắn trục lăn, với sự hỗ trợ của sức gió đã đưa đá xây dựng kim tự tháp tới nơi cần thiết…

2/. Tóc người trong lòng những khối đá :

Một phát hiện của cơ quan bảo tàng Ai Cập vào năm 1968 đã làm…. bật ngửa những cái đầu thông thái, và cho đến nay vẫn chưa… ngồi dậy được. Đó là, một trong những phiến đá bị nứt do khí hậu khắc nghiệt của sa mạc, đã lộ ra…. vài cọng tóc người. Quả là một quả bom khảo cổ. Đến đây thì họ…. chịu chết không trả lời được vì sao như thế. Lẽ nào thành tạo của những phiến đá ấy lại cùng niên đại với con người văn minh?

3/. Những “đồi cát chạy” Bình Thuận :

Có lẽ không thể không ngạc nhiên khi Kheophk lại liên quan đến đồi cát chạy Bình Thuận. Nhưng cư dân vùng Hàm Tiến, Hàm Phong, khu Lê Hồng Phong, Cà ná, Phan Rí Cửa v.v… của tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận thì không lạ gì hiện tượng này. Đồi cát chạy là những đồi cát lớn hình thành chớp nhóang chỉ qua một đêm. Hàng vạn mét khối cát được gió chuyển đi một cách êm thấm, sáng thức dậy đã thấy cả một ngọn đồi cát sừng sững, có khi che mất cửa ra vào mới đêm hôm qua. Năng lực khủng khiếp của gió và cát, đã được con người vùng “gió và cát” này sử dụng từ lâu hàng ngàn năm.

Những tấm phên che hay buồm, căng lên phơi phóng ở vùng gió cát, tạo thành các luồng khí chuyển động với năng lượng cao. Với một số hiểu biết về hướng gió, phong thổ, họ dễ dàng tạo ra các vùng đất, chỏm đồi v.v… phục vụ cho việc dựng lán trại, làm nhà ở hay canh tác (chủ yếu là rẫy trồng dưa lấy hạt). Những phù thủy vùng gió cát quả là những chuyên gia khí động thực thụ.

Không chỉ họ (các lão ngư Bình Thuận) biết kỹ thuật sa điều, mà người du mục ở sa mạc Gobi (Mongolia) và Hoàng Thổ (TQ) cũng dùng rất thường xuyên để tôn tạo và gìn giữ các ốc đảo giữa hoang sa bát ngát mênh mông trên các đại lãnh nguyên vùng cực Bắc Trung Hoa. Đại Hãn ngoại Mông Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) cũng đã từng dùng kỹ thuật lấp cát vượt thành này để chiến thắng trong cuộc tấn công Ba Tư ở Thế Kỷ XIV.

Nói tóm lại, với những cánh buồm khá lớn, người Ai Cập cổ đã hướng cát đến khu vực cụ thể, tạo thành đồi cát lớn, và sau đó có thể triệt hạ nó, cũng bằng những cánh buồm.

4/. Làm ra đá :

Việc tạo ra đá theo nguyên lý hóa thạch, từ cát nhuyễn và vữa lấy ở các mỏ hoá chất hoá thạch lộ thiên của khu vực sa mạc hạ sông Nil, với các phụ gia, người Ai Cập đã làm ra những phiến đá trung gian bằng cách đổ khuôn, hai vách bên là hai phiến đá kế cận nó. Mục tiêu của những phiến đá trung gian này là lấp đầy khỏang trống giữa các khối đá xây dựng. Do đó mà việc có… tóc người rụng trong quá trình lao động xây dựng kim tự tháp, nằm sâu trong các thớ đá nhân tạo này, và độ lắp ghép khít khao đến nỗi dao “lam” cũng khó len vào, là điều không còn khó hiểu nữa.

5/. Lên tận đỉnh Kheophk bằng sức gió :

Đến đây thì có lẽ chúng ta hiểu được rằng, chẳng cần đến các cần trục khổng lồ, hay giá chuyển đá mà kích cỡ kinh hòang của nó theo tính tóan, cũng thấy là vô dụng và bất khả thi.

Những thiên tài xây dựng Ai Cập cổ đã dùng sức gió, bằng những cánh buồm lớn, họ hướng cát về phía các nền móng công trình, và tạo ra những đường lăn nghiêng thoai thoải, đủ để chuyển các viên đá ngoại khổ đó. Tháp xây càng cao thì cát lấp càng cao (dễ liên tưởng đến nước dâng – núi cao của Sơn Tinh – Thủy Tinh của ta). Tất cả việc xây dựng là ở trên mặt đất nghiêng, dễ dàng và thuận tiện mà không cần gì đến các thiết bị sặc mùi…. tưởng tượng kia. Thuận tiện do mặt cát nghiêng mang lại là rất kinh khủng, đủ để các nhà xây dựng thiên tài mặc tình tung hứng các ngẫu hứng kỹ thuật và mỹ thuật của mình.

Khi hòan tất viên đá trên đỉnh tháp, quá trình “đuổi cát đi chỗ khác” lại được các cánh buồm đảm nhiệm trong vài tháng.

Và Kheophk hiện ra trên sa mạc, sừng sững uy nghi, giấu kín trong lòng cát sa mạc bí ẩn thiên kỷ về công nghệ xây dựng nên các đại tháp thần kỳ. Sự tồn tại của những căn phòng đầy cát đến “tận đỉnh trần” trong Kim tự tháp đã được lý giải : Vì nó đã được lấp đầy cát trong quá trình xây dựng.

(Còn nữa)

Wambuakim

VŨ TRỤ ĐA CHIỀU – PHẦN I

 I. LÝ DO ĐỂ VŨ TRỤ TỒN TẠI

Từ khởi thủy của vũ trụ với một vụ nổ lớn (Big Bang) cách đây 13,5 tỷ năm thì vật chất và phản vật chất hoàn toàn cân bằng ở mọi khía cạnh (số lượng, năng lượng, động lượng, các lực lượng tử v.v…). Về mặt lý luận năng lượng lượng tử, hai cá thể vật chất và phản vật chất gặp nhau thì hút nhau mãnh liệt bằng lực tĩnh điện + từ lực lượng tử và hoàn toàn biến thành năng lượng (vụ nổ ở mọi cấp độ và qui mô vật lý). Do đó sự cân bằng tuyệt đối giữa vật chất và phản vật chất đưa đến hiệu quả tất yêu là cả hai đều không tồn tại.

Nghĩa là vũ trụ không có lý do để tồn tại như hiện nay. Nói khác đi, sự tồn tại của vũ trụ như hiện nay là phi lý tính, là bí ẩn khó giải đoán.

Nhiều trường phài Khoa học tìm cách giải thích sự tồn tại “phi lý” này của vũ trụ:

– Vũ trụ đã bất đối xứng từ khởi thủy (nghĩa là cứ n phản hạt thì có n+1 hạt, do đó mà vũ trụ hiện tại là tồn dư của các vụ nổ phản hạt từ Big Bang. Tuy nhiên như thế thì lẽ ra phản hạt và phản vật chất không thể tồn tại trong khi chúng vẫn đang tồn tại).

– Vật chất và phản vật chất khác nhau về từ tính (giả thuyết này nhanh chóng phá sản vì các thí nghiệm Lượng Tử gần nhất cho thấy hạt và phản hạt hoàn toàn không khác nhau về spin và từ tính) hoặc chúng khác nhau về cách thăng – giáng Lượng Tử đối với lực hấp dẫn (nghĩa là vật chất tiến đến gần nguồn lực hấp dẫn còn phản vật chất thì tách xa khỏi nguồn hấp dẫn. Giả thuyết này cũng phá sản vì các đo lường ở CERN/Âu Châu cho thấy không có sự sai khác này).

– Ghi nhận gần đây về Vật Chất Tối cho thấy “hình như” vật chất và phản vật chất đáp ứng hoàn toàn khác nhau với tác động của Vật chất tối và năng lượng tối.

Nói khác đi, nhân loại đã tìm được căn nguyên để vật chất và phản vật chất có sai khác, và đó chính là nguyên nhân để vũ trụ tồn tại như hiện nay.

Tuy nhiên, oái oăm ở chỗ là chúng ta chưa biết được bất cứ thứ gì về vật chất tối và năng lượng tối, ngoài việc biết rằng vật chất tối và năng lượng tối chiếm tuyệt đại đa số trong vũ trụ (95% vũ trụ).

Các khái niệm:

1/. Hạt: là thành phần căn bản nhất của thế giới vật chất, là cơ sở tồn tại của vật chất và năng lượng. Khác với kiến thức cơ sở chỉ có 3 loại hạt chính là Proton, Electron và Neutron, thì Khoa Học Lượng Tử liệt kê đến hơn 300 loại hạt, chia làm hai nhóm : Hạt Sơ Cấp và Hạt Lý Thuyết.

a/. Hạt Sơ Cấp (khoảng 240): bao gồm các nhóm

– Fermion: Fermion là nhóm các hạt có spin bán nguyên, tuân theo thống kê Fermi–Dirac và Nguyên lý loại trừ Pauli.

– Quark: Quark là thành phần cơ bản tạo nên các hạt tổ hợp hadron, bao gồm sáu loại phân chia theo hướng: quark lên, quark xuống, quark duyên, quark lạ, quark đỉnh và quark đáy. Do sự giam hãm màu, các hạt quark không tồn tại riêng lẻ mà luôn ở dạng kết hợp cấu thành các hạt khác.

– Lepton: Nhóm lepton gồm 12 hạt có spin bán nguyên không tham gia trong tương tác mạnh: Điện tử và Positron, Muyon và phản Muyon, Tauon và phản Tauon, 3 hạt Neutrino (νe, νμ và ντ) và 3 phản hạt của chúng (νe, νμ và ντ).

– Boson: Boson là nhóm các hạt sơ cấp có spin nguyên, tuân theo thống kê Bose-Einstein, bao gồm các hạt mang tương tác điện từ (Photon), tương tác yếu (Boson W và Z), tương tác mạnh (Gluon), tương tác hấp dẫn (Graviton) và hạt Higgs.

b/. Hạt Lý Thuyết: Lý thuyết siêu đối xứng dự đoán sự tồn tại của hạt Lý Thuyết nhiều hơn cả tổng lượng hạt Sơ Cấp, và vẫn đang chờ thực nghiệm xác định sự tồn tại của nó.

2/. Vật chất tồn tại do sự ghép các hạt vào trong cấu trúc cơ sở rất đa dạng gọi là các nguyên tử (Atoms); các nguyên tử kết hợp bằng rất nhiều dạng tạo thành Phân tử. Phân tử là một nhóm trung hòa điện tích có nhiều hơn 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học. Phân tử được phân biệt với các ion là do chúng không có tích điện. Nguyên tử của phân tử có thể từ một nguyên tố (đơn chất, ví dụ: O2, H2, P4,…) hay nhiều nguyên tố hóa học (hợp chất, như H2O, NH3, CaCO3,…). Các phân tử + các nguyên tử + chân không tạo thành thế giới vật chất.

3/. Phản Vật Chất: là khái niệm vật lý, là tồn tại được cấu tạo từ những phản hạt cơ bản như phản proton, phản electron, phản neutron,…

a/. Thông qua các bước tính toán phức tạp, Dirac đã vạch định ra hướng để tổng quát hóa hai thuyết hoàn toàn riêng rẽ là Cơ Học Lượng Tử và Thuyết Einstein mở rộng. Ông đã giải thích việc làm sao mọi vật càng nhỏ thì vận tốc càng lớn; trong trường hợp đó, các electron có vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Đó là một thành công đáng kể, nhưng Dirac không chỉ dừng lại ở đó, ông nhận ra rằng các bước tính toán của ông vẫn hợp lệ nếu electron vừa có thể có điện tích âm, vừa có thể có điện tích dương – đây là một kết quả ngoài tầm mong đợi.

b/. Dirac biện luận rằng, kết quả khác thường này chỉ ra sự tồn tại của một “phản hạt” của electron, chúng hình thành nên một “cặp ma quỷ”. Trên thực tế, mọi hạt đều có “đối hạt” của nó, cùng với những tính chất tương đồng, duy chỉ có sự đối lập về mặt điện tích. Và giống như proton, neutron và electron hình thành nên các nguyên tử và vật chất, các phản proton, phản neutron, positron (còn được gọi là phản electron) hình thành nên phản nguyên tử và phản vật chất. Nghiên cứu của ông dẫn đến một suy đoán rằng có thể tồn tại một “Phản Vũ trụ” cấu tạo bởi phản vật chất.

c/. Một trong những hiểu biết mang tính kịch bản đó là vật chất và phản vật chất kết hợp lại sẽ tạo ra một vụ nổ lớn. Giống như những cặp tình nhân gặp nhau trong ngày sau cùng vậy, vật chất và phản vật chất ngay lập tức hút nhau do có điện tích ngược nhau, và tự phá hủy nhau. Do sự tự huỷ tạo ra bức xạ, chúng ta có thể sử dụng các thiết bị để đo “tàn dư” của những vụ va chạm này. Chưa có một thí nghiệm nào có khả năng dò ra được các phản thiên hà và sự trải rộng của phản vật chất trong vũ trụ. Khoa học hiện đại vẫn gửi các tín hiệu thăm dò để quan sát sự tồn tại các phản thiên hà.

(Còn nữa)

Wambuakim

LƯỢNG TỬ HỌC – Phần I : VƯỚNG VÍU LƯỢNG TỬ

VƯỚNG VÍU LƯỢNG TỬ

Nguyễn Ngọc Tàu : Anh Kim cho e hỏi về Vướng lượng tử (một trong bốn đặc tính của cơ học lượng tử), sự liên kết giũa 2 hạt gần như ko lệ thuộc vào khoảng cách, dễ nghĩ nó huyền bí…anh có thể nói về liên kết đó !!!

Wambua

Vướng víu lượng tử nói gọn là vướng lượng tử hay rối lượng tử (quantum entanglement), là một hiệu ứng được phát triển trong cơ học lượng tử, trong đó trạng thái lượng tử của hai hay nhiều vật thể có liên hệ với nhau, dù cho chúng có nằm cách xa nhau. Ví dụ trực quan nhất là hai electron đặt gần nhau có thể dao động cùng một trạng thái, theo thuyết lượng tử. Bây giờ nếu tách chúng ra xa nhau vài kilômet, ngay cả hàng ngàn năm ánh sáng, chúng vẫn sẽ tiếp tục giữ được mối liên kết dao động đồng bộ này.
Có nghĩa là, nếu hai (hoặc nhiều) hạt (hoặc vật thể) vướng víu lượng tử với nhau thì khi tác động vào một trong chúng (ví dụ thay đổi xung lượng, vị trì hay spin quay bằng điện từ chẳng hạn) thì hạt (hoặc nhiều hạt, vật thể) kia chuyển động đồng bộ NGAY TỨC KHẮC bất chấp khoảng cách không gian giữa chúng lớn đến đâu đi nữa.
Với v = l / t trong đó v là vận tốc, l là khoảng cách giữa chúng và t là thời gian chuyển động đồng bộ thì tốc động lan truyền “vướng víu” nhanh hơn nhiều lần tốc độ ánh sáng có thể truyền giữa chúng.
Điều này rõ ràng trái với tiên đề nổi tiếng “tốc độ ánh sáng là tốc độ tuyệt đối của mọi vật thể có năng lượng” trong thuyết tương đối (đúng ra phải gọi là thuyết Einstein).
Vướng víu lượng tử thoát ly và phủ định trực giác của chúng ta về sự vận hành của thế giới, nó trở thành trung tâm của cuộc tranh luận lý thuyết gay gắt. Phát biểu vướng víu lượng tử của Cơ Học Lượng Tử làm cho Albert Einstein nổi sùng với một đồng nghiệp hồi năm 1948, cho rằng nếu thuyết lượng tử dự đoán như vậy trong các phương trình của mình, thì bản thân thuyết lượng tử là cái vô nghĩa. Einstein miệt thị vướng víu lượng tử là “những tác động ma quỷ từ xa”.

1/. Vướng Víu Lượng Tử Vi Mô :
Từ những năm 1970, một loạt rất nhiều thí nghiệm chính xác đã được thực hiện để minh chứng cho vướng víu lượng tử. Lượng Tử học thực nghiệm đề xuất rằng mọi hạt có thể bị “vướng” từ trước đó, và thậm chí chúng có thể tương tác dù nằm ở hai phía của vũ trụ.
Năm 1982, vật lý và toán học đã có thể chứng minh vướng víu lượng tử bằng toán học, đến năm 2015, thực nghiệm đầu tiên đã có thể khẳng định chắc chắn điều này, công bố trên Tạp chí Nature. Nhóm các nhà khoa học thực hiện thành công thí nghiệm này được dẫn dắt bởi Ronald Hanson, Viện khoa học Nano Kavli thuộc Đại học Hà Lan và rất nhiều cộng sự đến từ Tây Ban Nha và Anh. Thí nghiệm mang tên “loophole-free Bell test” được tham chiếu dựa trên đề xuất của nhà vật lý John Stewart Bell vào năm 1964.Bell tin tưởng rằng đây là một phương pháp chứng minh vướng víu lượng tử có thật.
Theo lý thuyết, vướng víu lượng tử xảy ra khi một cặp hạt (nhiều hạt) vẫn còn tương quan vận động qua khoảng cách theo kiểu mà tác động thực hiện trên một hạt cũng có ảnh hưởng đến hạt (nhiều hạt) kia.
Khi hai hạt vướng víu được kiểm tra, tính chất vật lý của chúng có tương quan. Ví dụ, một spin quay theo chiều kim đồng hồ của hạt A sẽ bằng spin ngược chiều kim đồng hồ với hạt B, bởi một spin kết hợp zero. Tuy nhiên, khi đo một hạt riêng lẻ bị vướng víu có thể xảy ra như là một hành động độc lập, do đó sẽ ảnh hưởng đến các hạt khác – vì vậy ta không thể biết liệu hành động bình đẳng và tương ứng với hạt khác là kết quả của vướng víu lượng tử, hoặc là kết quả của phép đo.
Điều này có thể xảy ra với một cặp hạt đơn lập; nhưng vướng víu lượng tử cũng có thể xảy ra với một hạt duy nhất. Ví dụ, một đơn photon (quang tử), có thể được chia thành hai hạt mà vẫn được kết nối – kết nối đó được gọi là vướng víu lượng tử. Hàm sóng của hạt duy nhất trải rộng trên một khoảng cách lớn, nhưng các hạt riêng lẻ không thể được phát hiện tại nhiều hơn một lần đo, hàm sóng sụp đổ.
Nhóm nghiên cứu tại Đại học Griffiths sử dụng máy dò homodyne – là, các công cụ có thể đo sóng và tính chất sóng – Giáo sư Howard Wiseman và nhóm của ông đã chứng minh rằng hàm sóng này sụp đổ là sự thực minh chứng cho vướng víu lượng tử. Họ đã khiến hai electron tương tác với nhau ở khoảng cách 1,3km, nghĩa là có tồn tại vướng víu lượng tử giữa chúng. Mặc dù chưa thể xác định chính xác ở khoảng cách xa hơn, nhưng đây thật sự đã là bằng chứng thuyết phục về sự tồn tại của hiện tượng này..

2/. Vướng Víu Lượng Tử Vĩ Mô :
Thí nghiệm của Maria Chekhova đầu năm 2016 về vướng viu lượng tử sử dụng chùm tia đến 100.000 photon và cũng kiểm nhận được vướng víu lượng tử giữa chúng, không chỉ giữa một cặp hạt.
Việc tạo ra sự vướng víu giữa các hạt đòi hỏi chúng phải bắt đầu trong một trạng thái có trật tự cao, điều không phù hợp với nhiệt động lực học, quy trình này chi phối các tương tác giữa nhiệt và các hình thức năng lượng khác. Điều này đặt ra một thách thức đặc biệt lớn khi cố gắng để hiện thực hóa vướng víu lượng tử ở cấp vĩ mô giữa một số lượng lớn các hạt.
“Thế giới vĩ mô mà chúng ta đang sống thường có vẻ rất có trật tự, nhưng nó hoàn toàn rối loạn ở cấp nguyên tử. Các quy luật nhiệt động lực học thường ngăn chúng ta quan sát các hiện tượng lượng tử trong các vật thể vĩ mô”, Paul Klimov, nghiên cứu sinh tại Viện Kỹ thuật phân tử, Đại học Chicago và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Trước đây, các nhà khoa học đã vượt qua những rào cản nhiệt động lực và đạt được sự vướng víu ở cấp vĩ mô trong chất rắn và chất lỏng ở nhiệt độ cực thấp (-270oC) và áp dụng từ trường rất lớn (lớn hơn 1000 lần một nam châm ủ lạnh điển hình) hoặc sử dụng các phản ứng hóa học. Mới đây trên tạp chí Science Advances, Klimov và các cộng sự tại Viện Kỹ thuật phân tử đã chứng minh rằng vướng víu lượng tử ở cấp vĩ mô có thể được tạo ra ở nhiệt độ phòng và trong một từ trường thấp.
Các nhà nghiên cứu sử dụng ánh sáng laser hồng ngoại để sắp hàng theo ưu tiên các trạng thái từ tính của hàng ngàn electron và hạt nhân và sau đó sử dụng các xung điện từ, tương tự như những xung được dùng cho chụp ảnh cộng hưởng từ thông thường, làm vướng víu chúng. Quy trình này làm cho các cặp electron và hạt nhân ở cấp vĩ mô có thể tích 40 micromet khối (bằng thể tích của một tế bào hồng cầu) của chất bán dẫn SiC trở nên vướng víu.
“Chúng tôi biết rằng các trạng thái spin của hạt nhân nguyên tử kết hợp với các khuyết tật của chất bán dẫn có các tính chất lượng tử tuyệt vời ở nhiệt độ phòng”, Awschalom, Giáo sư kỹ thuật phân tử tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne, nói. “Chúng là cố kết, tồn tại lâu dài và có thể kiểm soát bằng lượng tử ánh sáng và các thiết bị điện tử. Với những ‘mảnh’ lượng tử tạo ra các trạng thái lượng tử bị vướng víu vĩ mô có vẻ như là một mục tiêu có thể đạt được”.
Ngoài sự quan tâm của vật lý cơ bản, “khả năng để sử dụng các trạng thái vướng víu lượng tử mạnh mẽ trong một chất bán dẫn điện tử ở nhiệt độ phòng có ý nghĩa quan trọng đối với các thiết bị lượng tử…

(còn nữa)

Wambuakim

TRÍ NHỚ, SÁNG TẠO VÀ HƠN THẾ NỮA. PHẦN IV

PHƯƠNG THỨC LUẬN KÝ ỨC – Ý TƯỞNG – SÁNG TẠO.

Qua những phân tích nói trên, phương thức luận ký ức – ý tưởng – sáng tạo có thể phát biều với 5 thành phần chính :

1/. Dưỡng chất đủ cho vận động. không thiếu không thừa. Kiểm soát thể trọng và thể lực, kiểm soát (và tăng cường) lưu lượng máu não..
2/. Kiểm soát thời lượng vận động và nghĩ ngơi của não bộ (cân bằng vận động não / thời lượng não “vận động hết cỡ” và thời lượng nào “trống không” phải tương xứng).

3/. Riêng đối với vận động não, không “sa đà” vào SẮC THỌ TƯỞNG HÀNH THỨC (gọi là ngũ uẩn / năm cái sai lầm) mà theo lộ trình tư duy nhất quán là THỂ HIỆN, CẢM THỤ, TRÍ TRI, NGÔN LUẬN, TÂM THỨC, PHÁN ĐÓAN và ĐẠI NGỘ gọi là bảy bước tư duy hay thất tuyệt)…

THỰC HIỆN PHƯƠNG THỨC LUẬN  KÝ ỨC – Ý TƯỞNG – SÁNG TẠO

Nói chung, đối với anh chị em trí thức (cứ mạo nhận là ĐẠI TRÍ cho nó … oai) thì nhận thức và thực hiện phương thức luận KÝ ỨC – Ý TƯỞNG – SÁNG TẠO rất dễ dàng. Tuy nhiên cũng nên nói đôi chút vì đôi khi bận rộn, đa mang, khó có thì giờ suy nghiệm.

1/. Kiểm soát thể trọng và thể lực, kiểm soát (và tăng cường) lưu lượng máu não) : Không có gì dễ hơn là kiểm soát ăn uống, thể dục thể thao, không để thiếu chất hay thừa cân nhằm ổn định THƯƠNG SỐ TRÍ NĂNG. Về tăng cường lưu lượng máu não thì các bài tập “trồng cây chuối”, hay treo dơi (móc chân lên cây thòng đầu xuống) v.v… đều có tác dụng tăng kích thước mao quản não, tăng cường lưu lượng máu não một cách tích cực.
Dĩ nhiên là vấn đề ở (1) này có liên quan mật thiết với (2) và (3)

2/. Kiểm soát thời lượng vận động và nghĩ ngơi của não bộ : Chúng ta đều nhận thức được sự cân bằng cần thiết của vận động và nghỉ ngơi, đặc biệt là thứ mong manh và phức tạp như bộ não.
Bắt não làm việc thì e là dễ hơn bắt não nghĩ nhỉ. Có nhiều người nghĩ rằng não nghỉ khi ta ngủ. Xin thưa không phải như vậy, những nghiên cứu sâu gần đây về giấc ngủ cho thấy não vẫn làm việc với mức độ cao trong khi ngủ. Có một pháp môn rất dễ dàng là THIỀN ĐỊNH, một phương pháp có thể cưỡng bức não nghỉ gần như hòan tòan, thậm chí bắt quả tim ngừng đập một thời gian ngắn được.
Tuy nhiên cũng cần chú ý là THIỀN ĐỊNH chứ không phải NGỒI THIỀN. Thiền định mọi lúc, khi đứng khi ngồi, khi ăn khi nghỉ, khi học tập cũng như làm việc. Thời lượng “thiền định” và làm việc xen kẽ nhau và liên tục cân bằng (giống với xử lý xen kẽ trong kỹ thuật CDMA).

3/. Bảy bước tư duy :Đây là vấn đề lớn của nhân loại và không dễ dàng nhận thức được ngay.
Về các bước của tư duy, rất nhiều trường phái triết học đã đưa ra con đường của mình, giản đơn có, phức tạp có, thậm chí trường phái HIỆN SINH (J.P. Sartre) còn “xổ toẹt hết các bước tư duy để chỉ còn TRỰC GIÁC và tôn sùng trực giác. Các bạn có thể tìm hiểu thêm, chúng tôi chỉ nêu ra phương thức tư duy cuả mội triết gia nổi tiếng Đức (K.M.) vì dễ tìm tài liệu hơn hết.
Các bước tư duy của ông ta được phát biểu cô đọng là : “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường phát triển của nhận thức”.

Ở đây ta có thể thấy sai lầm lớn mà chỉ cần sử dụng một ví dụ đơn giản..
– Từ trực quan sinh động (bạn ấy tát tai mình…. đau quá)
– Đến tư duy trừu tượng : “tên náy ác, là kẻ hằn thù sâu xa với mình mà cái tát này là biểu hiện của sự căm thù không kìm được v.v.. và v.v…” (trừu tượng để qui chụp đủ thứ “mũ”)
– đến thực tiễn : “sẵn súng trong tay, cho nó một phát cho nó …. lành (đòanh)”
Tóm lại, con đường tư duy “ba bước” nghe có vẻ giản đơn của triết gia M luôn luôn tiềm ẩn cái ác, dễ đưa đến đấu tranh, bạo lực, chỉ biết có lợi ích nhóm của mình mà xem thường đồng loại.

Về “ngũ uẩn” thì tài liệu có rất nhiều, các bạn nên tìm hiểu thêm. Bảy bước tư duy là vấn đề quá lớn, chúng tôi sẽ viết chi tiết hơn.

(còn nữa)

WambuaKim