NGOẠI BÌ HỌC III (DA HỌC III)
(Tiếp theo phần II và hết)
6/. Nhóm bệnh ngoại bì do nội tiết – dinh dưỡng
6a/. Mụn, ghẻ, ung nhọt, mụn bọc (đinh râu).
– Mụn (mụn cám, mụn thịt hay mụn mủ) thường xuất hiện trên mặt thậm chí lưng, đùi … ở tuổi dậy thì, nhưng có những thể tạng mọc mụn ở tuổi rất muộn sau dậy thì. Nguyên nhân đến từ hoạt động nội tiết sinh dục và sinh lý có vấn đề. Mụn không nguy hiểm nhưng gây ngứa ngáy, khó chịu và làm mất mỹ quan, mất tự tin giao tiếp.
– Ghẻ và ghẻ lở, ung nhọt … thường xuất hiện ở tuổi thiếu niên – nhi đồng nhưng cũng không thiếu ở thanh niên và trung niên, người lớn tuổi. Nguyên nhân chính là do biến dưỡng, mất cân bằng dinh dưỡng và nội tiết.
– Đinh râu không chỉ là một bệnh đơn thuần của râu. Đinh râu khác với bệnh nấm tóc. nó là một bệnh thường xảy ra ở ngay chân của những sợi râu, ban đầu chỉ nhỏ như một cái đinh, nên cổ xưa gọi là đinh râu, tuy nhiên mỗi khi có bội nhiễm gia tăng nó có thể lớn bằng hạt bắp hay hạt đậu xanh, đặc biệt thì lớn như trái chanh. Đinh râu được gọi là nhọt độc, rất độc, vì khi nặn, bóp vỡ, bọc đinh râu sẽ gây bội nhiễm, trở thành nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, thậm chí tử vong..
6b/. Acanthosis nigricans
Acanthosis nigricans thường kết hợp với điều kiện làm tăng mức insulin, chẳng hạn như bệnh tiểu đường loại 2 hoặc là thừa cân, thừa mỡ dười da. Nếu mức insulin quá cao, thêm insulin có thể kích hoạt hoạt động trong các tế bào da. Từ đó các phản ứng gây ngứa ngáy, nổi mẩn, phát ban giống như dị ứng da nhưng trị hoài không hết.
6c/. Ra mồ hôi và mùi hôi cơ thể :
Thay đổi bất thường trong mồ hôi – hoặc đổ mồ hôi quá nhiều (hyperhidrosis) hoặc đổ mồ hôi ít hoặc không có mồ hôi (anhidrosis) – có thể gây ra vấn đề trong thẩm mỹ, sinh hoạt, giao tiếp và làm việc. Triệu chứng thường xuất hiện ở các giai đoạn sinh trưởng và biến dưỡng đặc thù, dưới tác động của các kích thích tố sinh trưởng, các enzime từ các tuyến nội tiết (đặc biệt tuyến giáp, tuyến mật, tuyến thượng thận, tinh hoàn, vòi trứng và các tuyến nhầy âm đạo …) gây nên, thường là do bệnh lý nội tiết.
6d/. Nám mặt :
Nám mặt có thể diễn ra thành các điểm, các vệt, các đám da thẫm màu làm tổn hại mỹ quan nghiêm trọng. Nám mặt do nguyên nhân nội tiết, do nhiễm độc cơ thể, do mất cân bằng dinh dưỡng, do sang chấn tâm lý hoặc do một vài hay tất cả các nguyên nhân đó gây ra.
6e/.Hội chứng viêm da dày sừng :
Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, có nguyên nhân dinh dưỡng thiếu và mất cân bằng dưỡng chất, khoáng chất và vitamin, ngoài ra còn có tác động phụ là do nhiễm vi nấm mốc trên thực phẩm (gạo thóc, rau củ), thiếu nước sạch ăn uống và sinh hoạt, do thiếu kém vệ sinh cá nhân. Bệnh có thể gây chết nhiều người và có thể lan thành dịch trong các vùng nông thôn, miền núi (Quảng Ngãi 2016 và 2017).
7/. Nhóm bệnh ngoại bì do di truyền – Gen
7a/. Bệnh á sừng:
Á sừng là trạng thái lớp sừng chuyển hóa dở dang, tế bào còn nhân và nguyên sinh, chưa chuyển hóa hết thành sừng. Lớp sừng chuyển hóa dở dang gọi là lớp sừng non, sừng bở, sừng tạp, kém chất lượng. Bệnh không nguy hại đến sức khỏe nhưng lại gây nhiều phiền toái cho sinh hoạt hàng ngày.là một bệnh viêm da thể tạng dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Lớp da ở những vị trí này thường khô ráp, róc da, nứt nẻ gây đau đớn.
Nguyên nhân gây á sừng đến nay vẫn chưa xác định, song nhiều nhà khoa học cho rằng đó là do yếu tố di truyền trong gia đình hoặc thói quen dinh dưỡng thiếu cân đối từ bé. Thực tế cho thấy, đại đa số bị mắc bệnh đều do ăn ít rau quả. Thiếu vitamin nhất là A, C, D, E… sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
Đây là bệnh viêm nhiễm mạn tính, khi cơ thể có sự thay đổi về nội tiết có thể tự khỏi như đến tuổi dậy thì, mang thai, mãn kinh…
7b/. Bệnh bạch biến
Bạch biến là bệnh rối loạn sắc tố dưới da có liên quan đến gen. Biểu hiện của bệnh là những đốm da bị mất sắc tố chuyển sang màu trắng hoặc đốm nâu xen kẽ, xuất hiện ở các vị trí trên cơ thể như cổ, lưng, mặt, vùng sinh dục,…
Hiện nay vẫn chưa có bất kì phương pháp nào có thể điều trị bệnh bạch biến, chỉ có thể dùng thuốc hạn chế tình trạng bạch biến lan rộng. Bệnh bạch biến không gây tổn thương gì, nên Tây Y khuyên người bệnh an tâm chung sống hòa bình với bạch biến.
7c/. EB – Ly thượng bì (bẩm sinh).
Bệnh ly thượng bì bỏng nước bẩm sinh (hay Epidermolysis Bullosa – EB) là một bệnh di truyền (di truyền lặn hoặc di truyền trội) hiếm gặp trên thế giới cũng như Việt Nam. Bản thân bệnh nhi bị ly thượng bì bỏng nước khi chào đời đã chứa trong mình một liên kết đặc biệt khiến lớp da trên cùng và những lớp da tiếp theo không dính nhau.
Việc chăm sóc trẻ bị bệnh này vô cùng vất vả vì khi bị bệnh, da các bé rất mỏng manh, trẻ có thể tự làm mình bị thương, thậm chí da bé cũng bị bong tróc, lở loét khi đóng bỉm hoặc được bế, bò hay đi. Chăm sóc bình thường sẽ dính, lột da ra vì thế phải dùng một loại gạc chống dính chuyên dụng để băng bó vết thương.
Một số bé bị nặng, tổn thương cả đường tiêu hóa, nên ăn uống rất khó, dinh dưỡng kém, cần được cung cấp thức ăn giàu năng lượng, ăn đồ dễ tiêu và lạnh, để giúp cải thiện sức khỏe, chống lại các nhiễm khuẩn kèm theo.
Với Tây Y, EB hiện chưa có khả năng chữa trị, những cách điều trị như ghép tủy xương hay điều trị gen mới chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Vì thế, trước mắt quan trọng là dùng những phương pháp chăm sóc đặc biệt để giảm thiểu đau đớn và biến chứng gây tàn phế ở trẻ.
Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay chỉ là hỗ trợ băng bó đúng cách, cung cấp đủ chất dinh dưỡng, tránh nhiễm trùng, tránh di chứng sẹo… mà thôi.
8/. Nhóm bệnh ngoại bì do nguyên nhân đặc biệt
8a/. Bệnh ngứa điên do prion và viroid : Đây là nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm hơn cả AIDS nhưng Y học VN còn rất mù mờ và chưa có nhận thức rõ ràng về nó.
– Prion viết tắt từ infection protein – có nghĩa là protein bị nhiễm độc hay bị đột biến là những tác nhân lây nhiễm nhỏ bé nhất mà y học từng biết đến, chúng nhỏ hơn virut tới 100 lần. Chúng không phải là các virut hay vi khuẩn mà là một cấu trúc vi sinh vật kiểu mới có dạng các protein đột biến. Bản chất của prion chưa được chứng minh một cách chắc chắn, là một hiện tượng mới vượt ra ngoài hiểu biết thông thường.
– Viroid là những phân tử RNA rất nhỏ (200-400 nucleotide), dạng que có mức độ cấu trúc bậc hai cao. Chúng không có capsid và vỏ bao (envelope) và chỉ chứa một phân tử acid nucleic đơn.
Đầu tiên, chúng tạo ra các cơn ngứa điên cuồng, bực bội vô cớ và rối loạn giấc ngủ.
Thời gian ngắn sau đó, cùng với mức độ tổn thương ngày càng trầm trọng của não, tình trạng bệnh lý ngày càng tồi tệ, người bệnh mất trí nhớ, đi lại khó khăn rồi liệt hoàn toàn.
Cuối cùng hệ miễn dịch suy sụp nhanh chóng,đàn ông và phụ nữ sẽ bị chứng vô sinh cùng với bị phá hoại nhiều cơ quan nội tạng khác như gan, thận, tim và nhất là não.
Trong tất cả các trường hợp này, kết cục cuối cùng sẽ là cái chết.
8b/. Polyp da: Xuất hiện hình thái tương tự như một vết bỏng nhưng đặc, dai hơn, polyp da sống chung hòa bình với con người khi kích thước của nó D < 10 mm. Tuy nhiên nếu kích thước của nó đủ lớn (hoặc bị tấn công cơ học mạnh như nạo, xén, cắt bị bỏ sót v.v…) thì polyp lập tức chuyển biến thành ung thư (ác tính) trong thời gian khá ngắn.
Tuy nhiên, một điều may mắn là combo capsaicin dễ dàng làm tiêu polyp da trong thời gian không lâu.
8c/. Ung thư da : Ung thư da gồm có hai loại: Melanoma và không melanoma. Melanoma là trường hợp nguy hiểm nhất nhưng cũng là trường hợp ít gặp nhất trong ung thư da. Ung thư da không melanoma chủ yếu có hai loại thường gặp là carcinoma tế bào đáy và carcinoma tế bào vảy. Ung thư da là loại ung thư thường gặp nhất, nhiều hơn tất cả các loại ung thư khác cộng lại.
Có thể làm giảm nguy cơ ung thư da bằng cách hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với bức xạ tia cực tím (UV). Kiểm tra da cho những thay đổi đáng ngờ có thể giúp phát hiện ung thư da ở giai đoạn sớm nhất.
8d/. Ung thư tế bào vảy (SCC)
Ung thư tế bào vảy hiếm khi gây ra vấn đề, an toàn hơn nữa nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Nếu không điều trị, ung thư biểu mô tế bào vảy có thể phát triển lớn, lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể, gây biến chứng nghiêm trọng.
8d/. Xơ cứng bì
Xơ cứng bì là một nhóm hiếm, bệnh tiến triển có liên quan đến việc làm cứng và thắt chặt của da và mô liên kết – các sợi cung cấp khuôn và hỗ trợ cho cơ thể.
9/. Các tổ hợp bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da thường diễn tiến với các tổ hợp của vài loại bệnh da cùng lúc (xem C/ I), thường là có cả nguyên phát hay bội nhiễm và được gọi là combo bệnh lý. Ví dụ vẩy nến – Prion, á sừng – Viroic, hay Eczema – nấm da, vẩy nến – á sừng v.v… Việc chỉ định bệnh kiểu “một chiều” sẽ làm cho việc chữa trị (theo kiểu trị triệu chứng) diễn ra dằng dai không bao giờ dứt, gây tổn hại nội tạng (gan, thận, mật …) và các tuyến nội tiết, gây sưng, xơ cứng và thoái hóa khớp v.v… rất nguy hiểm và để lại nhiều di chứng.
III/. Lưu ý khi chữa trị các bệnh ngoài da
Các bệnh ngoài da xuất hiện ngày càng nhiều và rất phổ biến. Mỗi người đều có thể đứng trước nguy cơ mắc phải các loại bệnh này, vì thế cần có biện pháp phòng chống hiệu quả. Khi mắc bệnh cần được khám và điều trị kịp thời. Với mỗi loại bệnh khác nhau sẽ sử dụng các loại thuốc phù hợp để điều trị. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị. Đối với tất cả các loại bệnh ngoài da khi chữa trị cần tuân thủ theo các yêu cầu sau:
– Vệ sinh sạch sẽ cho da mỗi ngày để loại vỏ vi khuẩn, nấm, virut gây bệnh
– Không gãi hay tác động mạnh lên vùng da bị tổn thương để tránh gây viêm nhiễm, thương tổn nặng thêm
– Mặc quần áo thoáng mát, tránh gò bó gây cảm giác khó chịu và tổn thương cho da bị bệnh.
– Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh, từ đó xây dựng phác đồ điệu trị hiện quả và chính xác.
– Kiên trì và nghiêm túc theo đúng dược trình, không bỏ dở nửa chừng, không nản chí, giữ tinh thần thoải mái lạc quan.
– Kết hợp chữa trị bằng dược pháp với thể dục thể thao nhẹ nếu có thể được.
– Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý gồm tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin như rau quả tươi để tăng sức đề kháng và thanh nhiệt cơ thể. Đồng thời tránh ăn các loại đồ ăn cay nóng, uống quá nhiều rượu bia và các chất kích thích, có thể khiến cho tình trạng bệnh xấu đi.
C/. Dược phương trị bệnh ngoài da Wambuakim
I/. Nhận định :
Các bệnh ngoài da thường không đi riêng lẻ, mà các loại bệnh như Lupus ban đỏ, vảy nến, chàm Ezema, ban siêu vi, dị ứng phát ban.v.v… thường đi chung với nhau.
Theo luận chứng Y Dược Học Lượng Tử thì bệnh da thường xuyên tác hại như là một synthetic bệnh học.
Nghĩa là nếu chữa theo trịệu chúng, khi hết “cái này” (bệnh chứng cụ thể) thì “cái kia” (bệnh chứng cụ thể có liên quan) lại nổi lên, liên miên dây dưa không dứt. Do đó mà Đông – Tây Y gần như bó tay với các bệnh ngoài da thể nặng.
Phương pháp luận trị liệu của Wambuakim là Diệt Nguyên Nhân Gây Bệnh, nên phải xác định rõ các bệnh căn này rồi dựng nên dược trình hữu hiệu nhất với bệnh căn ấy (trong đó viêm cầu thận, thậm chí suy thận chỉ là triệu chứng của bệnh căn này).
Ví dụ để hiểu rõ hơn, một cơn mưa hàng vạn mét khối nước cũng không làm đầy được chai nước, nhưng chỉ một ca nước ĐỔ ĐÚNG CHỖ lại làm được.
II/. Tổng quan :
Dược phương trị liệu các bệnh về da của VNBLOOD bao gồm :
Dược trình 1/.Giải độc cơ thể, giải độc tế bào, tích cực giảm mỡ máu, mỡ nội tạng (gan, thận, mật, tụy tạng …), mỡ dưới da nếu cần. Cường kích hệ đề kháng + hệ phản vệ.
Dược trình 2/. Ưu tiên diệt Prion và viroid + chống dị ứng. Kích khởi hệ thích nghi và hệ đồng hóa – dị hóa vào mục tiêu cụ thể. Phương thức dược học chính là thoát ly hệ miễn dịch :
a/. Đánh dấu ngoại bào xâm thực.
b/. Dẫn dắt hệ đề kháng và hệ phản vệ tiêu diệt tác nhân ngoại lai.
c/. Đánh thức bán hệ dị hóa để tống độc tố và tác nhân ngoại lai ra các đường đào thải tiêu hóa, tiết niệu và bài tiết.
Dược trình 3/. Sử dụng combo phục hồi sửa chữa làn da trong suốt quá trình trị liệu. Trong đó combo fucid tác dụng đến lớp da thứ 3, combo capsaicin tác dụng đến các tầng da sâu hơn để có hiệu quả phục hồi da cao nhất.
Các combo DHA, Lactobacillus Enzime tích cực bổ sung và cân bằng dinh dưỡng, thúc đẩy tái tạo da.
Dược trình 4/.Sau khi có kết quả ổn định thì củng cố hoạt động tự vệ của cơ thể, phục hồi các hệ tự vệ đã đường cường hóa quay trở về mức độ trung bình vốn có. Dùng các bài thuốc “nhắc” để bảo đảm không tái phát.
Về lý tưởng thì chỉ 4 dược trình, nhưng có thể một trong 4 hoặc tất cả các dược trình phải lập lại cho đến khi đạt yêu cầu trị liệu mới sử dụng dược trình tiếp theo. Thời hiệu thông thường của mỗi dược trình là 16 ngày đến 1 tháng.
06 / 6 / 2016
Wambuakim